Từ 1/7/2025, đương nhiên miễn nhiệm đối với công chứng viên quá 70 tuổi đúng không?
Công chứng viên là ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
...
Như vậy, công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng 2024, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Từ 1/7/2025, đương nhiên miễn nhiệm công chứng viên quá 70 tuổi đúng không?
Từ 1/7/2025, đương nhiên miễn nhiệm công chứng viên quá 70 tuổi đúng không?
Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, Luật Công chứng 2024 sẽ thay thế Luật Công chứng 2014 đã được thực thi trong suốt 10 năm qua.
Luật Công chứng 2024 không chỉ hoàn thiện khung pháp lý về công chứng tại Việt Nam mà còn đưa ra những quy định tiên tiến về tổ chức và trách nhiệm của công chứng viên. Nhờ đó, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, đồng thời củng cố niềm tin vào hệ thống pháp luật.
Theo đó, về việc miễn nhiệm công chứng viên, tại Điều 16 Luật Công chứng 2024 có quy định như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc khi được chuyển làm công việc khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi quá 70 tuổi.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này, trừ trường hợp đương nhiên miễn nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này;
c) Được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động giữ một trong các vị trí công tác quy định tại khoản 5 Điều 14 của Luật này, trừ trường hợp đã được miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 của Luật này;
đ) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp không hành nghề do bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 15 của Luật này, Văn phòng công chứng bị tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này;
e) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
g) Bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên về hoạt động hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng; hành nghề công chứng khi chưa đủ điều kiện hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
h) Bị xử lý kỷ luật từ 02 lần trở lên trong thời hạn 12 tháng hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
i) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
k) Thuộc trường hợp không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên tại thời điểm được bổ nhiệm.
3. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục miễn nhiệm công chứng viên.
Chiếu theo quy định trên, công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vong cá nhân hoặc khi được chuyển làm công việc khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, công chứng viên sẽ đương nhiên được miễn nhiệm nếu đã vượt quá 70 tuổi.
Theo đó, đây là điểm thay đổi lớn trong điều kiện được hành nghề công chứng khi đã đưa độ tuổi giới hạn hành nghề vào quy định của Luật Công chứng 2024. Quy định này nhằm đảm bảo rằng công chứng viên có đủ năng lực và sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ của mình, việc giới hạn độ tuổi sẽ giúp ngành công chứng tại nước ta duy trì chất lượng và hiệu quả cao trong công tác công chứng.
Như vậy, theo Luật Công chứng 2024, công chứng viên quá 70 tuổi sẽ được đương nhiên miễn nhiệm.
Tiêu chuẩn được bổ nhiệm công chứng viên từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Công chứng 2024 quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:
1. Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
2. Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
3. Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
4. Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Như vậy, từ ngày 01/7/2025, người có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét bổ nhiệm công chứng viên:
- Là công dân Việt Nam không quá 70 tuổi;
- Thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng;
- Có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Có thể thấy, theo quy định của Luật Công chứng 2024, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên đã được quy định chặt chẽ hơn, bổ sung thêm nhiều chi tiết như độ tuổi được bổ nhiệm công chứng viên (không quá 70 tuổi), phải thường trú tại Việt Nam, có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ luật,...và đặc biệt nhất, đó là số năm công tác pháp luật sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật đã được rút ngắn 02 năm, từ 05 năm xuống chỉ còn 03 năm.
*Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?