Công chứng viên làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có bị miễn nhiệm công chứng viên theo Luật Công chứng viên 2024 không?
Công chứng viên làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có bị miễn nhiệm công chứng viên theo Luật Công chứng viên 2024 không?
Luật Công chứng 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, sẽ là một bước tiến lớn sau 10 năm áp dụng Luật Công chứng 2014.
Theo đó, các trường hợp miễn nhiệm công chứng viên được quy định tại Điều 16 Luật Công chứng 2024 như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc khi được chuyển làm công việc khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi quá 70 tuổi.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này, trừ trường hợp đương nhiên miễn nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này;
c) Được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động giữ một trong các vị trí công tác quy định tại khoản 5 Điều 14 của Luật này, trừ trường hợp đã được miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 của Luật này;
đ) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp không hành nghề do bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 15 của Luật này, Văn phòng công chứng bị tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này;
e) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
g) Bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên về hoạt động hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng; hành nghề công chứng khi chưa đủ điều kiện hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
h) Bị xử lý kỷ luật từ 02 lần trở lên trong thời hạn 12 tháng hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
i) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
k) Thuộc trường hợp không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên tại thời điểm được bổ nhiệm.
3. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục miễn nhiệm công chứng viên.
Chiếu theo quy định trên, công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Công chứng 2024.
Mà điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên thực hiện các hành vi sau đây:
...
h) Đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên; đồng thời là thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá; làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ quan, tổ chức khác hoặc tham gia công việc mà thường xuyên phải làm việc trong giờ hành chính;
...
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm người được bổ nhiệm công chứng viên mà làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ quan, tổ chức khác.
Do đó, khi công chứng viên có hành vi làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp trong lúc hành nghề công chứng thì chức danh công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm.
Công chứng viên làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có bị miễn nhiệm công chứng viên theo Luật Công chứng viên 2024 không?
Sau bao lâu thì công chứng viên bị miễn nhiệm được bổ nhiệm lại theo Luật Công chứng mới?
Liên quan đến vấn đề bổ nhiệm lại sau khi bị miễn nhiệm công chứng viên, Điều 17 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Bổ nhiệm lại công chứng viên
...
2. Người đã bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này, đã hết thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định miễn nhiệm công chứng viên có hiệu lực thi hành và lý do miễn nhiệm không còn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Chiếu theo quy định trên, công chứng viên đã bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Công chứng 2024 thì được xem xét bổ nhiệm lại khi công chứng viên đáp ứng được tất cả các điều kiện sau đây:
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2024;
- Đã hết thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định miễn nhiệm công chứng viên có hiệu lực;
- Lý do miễn nhiệm công chứng viên không còn;
- Không thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Công chứng 2024.
Như vậy, sau 02 năm công chứng viên bị miễn nhiệm theo quyết định miễn nhiệm của Sở Tư pháp, công chứng viên đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được bổ nhiệm lại.
Những trường hợp nào sẽ không được bổ nhiệm công chứng viên?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Công chứng 2024, những trường hợp sau đây sẽ không được bổ nhiệm công chứng viên:
- Người không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2024.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, trừ viên chức của Phòng công chứng; đang là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; đang là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
- Người đang là thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá hoặc đang thực hiện công việc theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Công chứng 2024.
- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm; công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân hoặc buộc thôi việc; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc buộc thôi việc.
- Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên, quản tài viên, tư vấn viên pháp luật, thẩm định viên về giá bị miễn nhiệm hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do vi phạm pháp luật mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định miễn nhiệm hoặc quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề có hiệu lực thi hành.
*Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?
- Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập nghiệp đoàn cơ sở?
- Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền gì? Thẩm phán có cần giải trình về quan điểm xét xử của mình không?