Khi nào người bị miễn nhiệm công chứng viên được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên?
Công chứng viên bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014 quy định:
Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
d) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.
...
Theo đó, Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định;
- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
- Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại thời điểm được bổ nhiệm.
Khi nào người bị miễn nhiệm công chứng viên được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên?
Khi nào người bị miễn nhiệm công chứng viên được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Công chứng 2014 quy định:
Bổ nhiệm lại công chứng viên
1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.
...
Theo đó, người bị miễn nhiệm công chứng viên được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có bằng cử nhân luật;
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng theo quy định hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
+ Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
- Lý do miễn nhiệm không còn.
Lưu ý: ngoại trừ trường hợp người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm lại công chứng viên?
Căn cứ tại Điều 69 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định:
Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng;
c) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;
đ) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;
...
Theo đó, Bộ Tư pháp có thẩm quyền bổ nhiệm lại công chứng viên.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?