Từ 1/7/2024: Không tăng lương cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Mức lương thấp nhất của người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, người lao động được trả lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. Đồng thời, mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. Người lao động làm việc ở vùng nào sẽ được trả lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng thì mức lương thấp nhất của người lao động như sau:
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng;
- Vùng 2 là 4.410.000đồng/tháng;
- Vùng 3 là 3.860.000đồng/tháng;
- Vùng 4 là 3.450.000đồng/tháng.
Xem thêm:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Từ 1/7/2024: Không tăng lương cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động được tăng lương từ 1/7/2024 trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Trong quá trình rà soát thì người lao động được tăng lương từ 1/7/2024 trong trường hợp sau:
- Mức lương của người lao động (trước 1/7/2024) thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
- Người lao động được tăng lương theo thỏa thuận.
Từ 1/7/2024: Không tăng lương cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Từ 1/7/2024 nếu mức lương của người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu mà không được tăng lương thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính.
Căn cứ theo khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, từ 1/7/2024 nếu không tăng lương cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Tuy nhiên, mức phạt tiền trên là đối với cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ bị phạt gấp đôi từ 40 - 150 triệu đồng.
Tải bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu đồng: Tại đây.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?