Trí thức là gì? Ai thuộc tầng lớp trí thức? Mục tiêu phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030, cụ thể ra sao?

Thuật ngữ trí thức được hiểu như thế nào? Tầng lớp trí thức gồm những ai? Mục tiêu phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030 ra sao?

Trí thức là gì? Ai thuộc tầng lớp trí thức?

Thuật ngữ “trí thức” được sử dụng rộng rãi trên thế giới, có nguồn gốc xuất phát từ tiếng Latinh: Intelligentia (sự thông minh, sự hiểu biết).

Để trả lời cho câu hỏi “Ai thuộc tầng lớp trí thức?” Giới nghiên cứu ở nước ta đa số đều thống nhất cho rằng, trí thức có những đặc điểm tạo nên sự khác biệt trong xã hội. Họ là tầng lớp đặc biệt, vì ở họ hội tụ những đặc điểm có tính chất chuyên biệt riêng có, cụ thể như sau: Trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu; là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm; lao động mang tính sáng tạo và rất phức tạp. Trong đó, giá trị quan trọng nhất trong lao động của trí thức là những sản phẩm trí tuệ mà họ làm ra.

Những đặc điểm này đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Theo đó:

"Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.

Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân; phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đó có bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài."

Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Trí thức là gì? Ai thuộc tầng lớp trí thức? Mục tiêu phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030, cụ thể ra sao?

Trí thức là gì? Ai thuộc tầng lớp trí thức? Mục tiêu phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030, cụ thể ra sao?

Mục tiêu phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030, cụ thể ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2023 có quy định về mục tiêu phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030 sau đây:

- Phát triển đội ngũ trí thức về số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực then chốt, trọng yếu, lĩnh vực mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm khả thi, đồng bộ, tạo cơ hội, điều kiện, động lực cho đội ngũ trí thức phát triển toàn diện, nâng cao năng lực, trình độ và cống hiến cho đất nước.

Ưu tiên bảo đảm nguồn lực cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ mũi nhọn; quan tâm đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị, quản lý, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, văn học, nghệ thuật.

- Phát triển một số cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học đạt trình độ tiên tiến, thuộc nhóm hàng đầu Châu Á; trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới.

- Tăng số lượng phát minh, sáng chế, công trình khoa học trong bảng xếp hạng của khu vực và thế giới; sản phẩm khoa học, công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật đỉnh cao; công trình công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Nâng chất lượng tạp chí khoa học của Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, tầm nhìn đến năm 2045 thì đội ngũ trí thức Việt Nam lớn mạnh, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý, thuộc tốp đầu khu vực và tiệm cận với các nước phát triển; nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực; nhiều tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở giáo dục và đào tạo đạt chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu của quốc gia phát triển.

Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng và tôn vinh trí thức như thế nào?

Về vấn đề này, tại tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2023 có nêu rõ:

- Tạo đột phá, chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học; xác định lĩnh vực, hướng nghiên cứu trọng điểm, ưu tiên gắn với yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực để phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và một số cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu trọng điểm ngang tầm các nước tiên tiến, có đủ năng lực, điều kiện để giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo, nghiên cứu, đóng góp của đội ngũ trí thức.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở nghiên cứu trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở tiên tiến trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, năng lực hoạt động.

- Kịp thời phát hiện nhân tài trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương, tạo môi trường làm việc, tập trung vào các nhà khoa học giỏi, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt quan trọng, các chuyên gia đầu ngành, trí thức có uy tín, có thành tựu cống hiến trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, các cơ quan tham mưu chiến lược. Quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho trí thức trẻ, nữ, công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trong lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc thiểu số.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chứng thư số là gì? Cách sử dụng chứng thư số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ra sao?
Lao động tiền lương
Thu nhập là gì, thu nhập cá nhân là gì? Thu nhập và lương khác nhau như thế nào?
Lao động tiền lương
Dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng là gì? HĐLĐ có cần thông tin tài khoản ngân hàng của NLĐ không?
Lao động tiền lương
Không gian mạng quốc gia là gì? Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm là gì? Ví dụ về người có trách nhiệm cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng?
Lao động tiền lương
Thu nhập thụ động là gì, ví dụ? Cách tạo thu nhập thụ động cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Khái niệm thương hiệu là gì, ví dụ về thương hiệu? Xây dựng thương hiệu tuyển dụng thông qua các bước nào?
Lao động tiền lương
Lợi nhuận gộp là gì, ví dụ? Lợi nhuận gộp công thức như thế nào? Doanh nghiệp không thưởng tết cho nhân viên do lợi nhuận gộp thấp có được không?
Lao động tiền lương
Kiểm tra, giám sát là gì, ví dụ về giám sát? Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là trách nhiệm của ai?
Lao động tiền lương
Danh nhân là gì? Các danh nhân Việt Nam gồm những ai? Vai trò danh nhân đối với người lao động thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
908 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào