Tổng duyệt khai giảng là gì? Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu tuần?
Tổng duyệt khai giảng là gì?
Căn cứ theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, Bộ Giáo dục Đào tạo Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc thì sẽ tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
Theo đó nhiều trường sẽ tổng chức buổi tổng duyệt trước ngày khai giảng chính thức.
Tổng duyệt cho ngày khai giảng năm học mới là một hoạt động quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho lễ khai giảng tại các trường học. Đây là buổi diễn tập toàn bộ chương trình khai giảng nhằm đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và đúng kế hoạch vào ngày chính thức.
Tổng duyệt khai giảng nhằm mục đích kiểm tra và hoàn thiện các khâu chuẩn bị cho việc tổ chức khai giảng. Đây là cơ hội để ban tổ chức, giáo viên và học sinh làm quen với kịch bản, vị trí và nhiệm vụ của mình. Qua buổi tổng duyệt, nhà trường có thể phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót, đảm bảo buổi lễ khai giảng diễn ra thành công.
Tổng duyệt khai giảng là một bước chuẩn bị không thể thiếu để đảm bảo lễ khai giảng diễn ra thành công. Qua buổi tổng duyệt, nhà trường có thể kiểm tra, hoàn thiện các khâu chuẩn bị, tăng cường sự phối hợp và tạo tâm lý tự tin cho học sinh và giáo viên. Hoạt động này vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên một lễ khai giảng trang trọng và ý nghĩa, khởi đầu cho một năm học mới đầy hứa hẹn.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tổng duyệt khai giảng là gì? Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu tuần?
Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu tuần?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian nghỉ hè của nhà giáo
1. Thời gian nghỉ hè của nhà giáo:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
b) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
c) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
d) Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.
2. Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều này, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.
3. Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trường chuyên biệt trên địa bàn.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên, giảng viên phù hợp với kế hoạch đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường.
4. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong cơ sở giáo dục thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Như vậy, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
Lương giáo viên là viên chức hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Thông tư 07/2024/TT-BNV thì tiền lương giáo viên là viên chức được tính bằng công thức:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng. Do đó, tổng tiền lương của giáo viên sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
Do đó, mức lương của giáo viên trong năm học mới 2024 - 2025 sẽ tăng hơn so với năm vừa qua, cụ thể như sau:
(1) Bảng lương Giáo viên mầm non
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (tương đương viên chức loại A2, A1, A0).
(Một phần bảng lương giáo viên mầm non từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
(2) Bảng lương Giáo viên tiểu học
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên tiểu học từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
(3) Bảng lương Giáo viên trung học cơ sở
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên trung học cơ sở từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
(4) Bảng lương Giáo viên trung học phổ thông
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên trung học phổ thông từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
Lưu ý: Tiền lương trên là mức lương dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
>> Xem chi tiết đầy đủ toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng: Tại đây.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?