Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Theo Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Căn cứ Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định nêu trên về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức,...
Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào? Hiện nay ai là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nào mới được bổ nhiệm trong 06/2023?
Chiều 24/6/2023, các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với tỷ lệ 95,75% phiếu tán thành.
Theo đó, ông Nguyễn Hồng Nam, Thẩm phán cấp cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức vụ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết bổ nhiệm này có hiệu lực từ ngày biểu quyết thông qua (24/6/2023).
Ông Nguyễn Hồng Nam, sinh năm 1968, quê xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ông Nguyễn Hồng Nam có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Luật. Trước đó, ông Nguyễn Hồng Nam là Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hưởng mức lương là bao nhiêu?
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11.
Theo đó Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thuộc nhóm chức danh loại A3, với hệ số lương từ 6,20 - 8,00.
Ta có công thức tính lương như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thuộc nhóm chức danh loại A3, với hệ số lương từ 6,20 - 8,00.
- Mức lương cơ sở:
+ Đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Theo đó lương Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong năm 2023 như sau:
Hệ số lương | Mức lương từ 01/01/2023 - 30/6/2023 (VNĐ) | Mức lương từ 01/7/2023 (VNĐ) |
6,20 | 9.238.000 | 11.160.000 |
6,56 | 9.774.400 | 11.808.000 |
6,92 | 10.310.800 | 12.456.000 |
7,28 | 10.847.200 | 13.104.000 |
7,64 | 11.383.600 | 13.680.000 |
8,00 | 11.920.000 | 14.400.000 |
Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/7/2023, lương cơ sở đã được nâng lên 1,8 triệu đồng, điều này dẫn đến sự tăng lương cho Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Mức lương tối đa mà Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có thể nhận được có thể hơn 14 triệu đồng.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?