Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;
2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định;
3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;
4. Phát triển án lệ;
5. Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
6. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử;
7. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;
8. Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án;
9. Hợp tác quốc tế;
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tòa án nhân dân tối cao.
Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì? (Hình từ Internet)
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 78 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được lựa chọn trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Thẩm phán Tòa án nhân dân đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.
Trường hợp Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được lựa chọn từ Thẩm phán Tòa án nhân dân thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
4. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được làm Chánh án Tòa án quân sự trung ương không?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Chánh án Tòa án quân sự trung ương
1. Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án quân sự trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;
c) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
d) Tổ chức việc kiểm tra công tác của các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực;
đ) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán Tòa án nhân dân, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự;
e) Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của các Tòa án quân sự với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
g) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong các Tòa án quân sự, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân, Chánh án, Phó Chánh án;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được làm Chánh án Tòa án quân sự trung ương nếu được Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?

- Diễn văn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam như thế nào? Các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh là gì?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 3 2025 chính thức vào thời gian nào?
- 01 bảng lương mới áp dụng cho Đại úy sĩ quan Công an nhân dân khi cải cách tiền lương hoàn thiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn thế nào?
- Chính thức năm 2025 lương hưu mức 1, mức 2 trong đợt tăng lương hưu mới nhất áp dụng cho 2 đối tượng, đó là ai?
- Ngày 27 2 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?