Từ 01/01/2025, phải có đủ 20 năm công tác tại Tòa án mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán TANDTC đúng không?
Từ 01/01/2025, phải có đủ 20 năm công tác tại Tòa án mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán TANDTC đúng không?
Căn cứ theo Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có từ đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án, trong đó có từ đủ 10 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải có từ đủ 05 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân;
c) Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 94 của Luật này, đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bảo đảm quy trình theo quy định thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
b) Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không quá 02 người.
Theo đó, khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực, để được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có từ đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án, trong đó có từ đủ 10 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Tuy nhiên, số năm công tác tại Tòa án có thể thấp hơn trong những trường hợp đặc biệt nhưng phải đảm bảo có từ đủ 05 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Ngoài ra, đối với một số đối tượng không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội và đáp ứng các điều kiện được quy định thì cũng có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Từ 01/01/2025, phải có đủ 20 năm công tác tại Tòa án mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán TANDTC đúng không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ theo Điều 91 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về việc bổ nhiệm Thẩm phán như sau:
Bổ nhiệm Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu phải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 95 của Luật này.
Theo đó, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định ra sao theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?