Tiền lương của Kiểm sát viên hiện nay là bao nhiêu?
Hệ thống của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những chức danh tư pháp nào?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định:
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Như vậy, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
- Viện kểm sát nhân dân cấp tỉnh
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 ghi nhận các chức danh của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Kiểm sát viên;
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
- Điều tra viên;
- Kiểm tra viên.
Tiền lương của Kiểm sát viên hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiền lương của Kiểm sát viên hiện nay là bao nhiêu?
Hệ số lương của các chức danh tư pháp trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11
Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về việc tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng.Mức lương cơ sở này áp dụng từ ngày 01/7/2023. Theo đó tiền lương của Kiểm sát viên thay đổi như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
+ Hệ số lương bậc 1: 10,4 tương đương 18.720.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 11,0 tương đương 19.800.000 đồng
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
+ Hệ số lương bậc 1: 6,2 tương đương 11.160.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 6,56 tương đương 11.808.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 6,92 tương đương 12.456.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 7,28 tương đương 13104.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 7,64 tương đương 13.752.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 8,0 tương đương 14.400.000 đồng
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
+ Hệ số lương bậc 1: 4,4 tương đương 7.920.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 4,74 tương đương 8.532.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 5,08 tương đương 9.144.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 5,42 tương đương 9.756.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 5,76 tương đương 10.368.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 6,1 tương đương 10.980.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 7: 6,44 tương đương 11.592.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 8: 6,78 tương đương 12.204.000 đồng.
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
+ Hệ số lương bậc 1: 2,34 tương đương 4.212.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 2,67 tương đương 4.806.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 3,0 tương đương 5.400.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 3,33 tương đương 5.994.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 3,66 tương đương 6.588.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 3,99 tương đương 7.182.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 7: 4,32 tương đương 7.776.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 8: 4,65 tương đương 8.370.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 9: 4,98 tương đương 8.964.000 đồng
Như vậy, Hiện nay khi lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng lên 1,8 triệu từ ngày 01/07/2023. Do đó tiền lương của Kiểm sát viên cũng tăng theo. Tiền lương mà Kiểm sát viên nhận được sau ngày 01/07/2023 có thể lên đến 14.400.000 đồng.
Lưu ý: Tiền lương trên dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo quy định.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp là gì?
Căn cứ tại Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
2. Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp bao gồm:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên
- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Theo đó, Kiểm sát viên có đủ tiêu chuẩn như trên có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?