Thuế TNCN là loại thuế trực thu hay gián thu? Thuế TNCN từ tiền lương tiền công được tính theo công thức nào?
Thuế TNCN là loại thuế trực thu hay gián thu?
Hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành không có định nghĩa, giải thích cụ thể về thuế trực thu và thuế gián thu. Tuy nhiên, có thể hiểu như sau:
- Thuế trực thu: là loại thuế mà người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế; thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân.
- Thuế gián thu: là loại thuế mà người chịu thuế không đồng thời là người nộp thuế; cụ thể: loại thuế này do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công hoặc các khoản thu nhập khác phải nộp cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người nộp thuế TNCN đồng thời là người chịu thuế nên thuế TNCN là thuế trực thu.
Thuế TNCN là loại thuế trực thu hay gián thu? Thuế TNCN từ tiền lương tiền công được tính theo công thức nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nộp thuế TNCN là ai?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, đối tượng nộp thuế TNCN là:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Thuế TNCN từ tiền lương tiền công được tính theo công thức nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC (có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
...
3. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
...
Theo đó, thuế TNCN từ tiền lương tiền công được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân - Các khoản giảm trừ.
- Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế.
- Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương là mẫu nào?
Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương thực hiện theo mẫu số 09/KK-TNCN và phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 20/2010/TT-BTC.
>>> Mẫu số 09/KK-TNCN: Tải về
>>> Mẫu số 09A/PL-TNCN: Tải về
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/HT/240313/lao-dong-2484.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-1483.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2025/bai-41.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2025/bai-31.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-693.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-697.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-711.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-685.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/HT/240313/lao-dong-2051.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-669.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- Chốt 01 bảng lương mới chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) khi cải cách tiền lương xây dựng theo 02 nguyên tắc nào?
- 02 mức lương dự kiến thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng cho CBCCVC và LLVT trong giai đoạn trước và sau khi cải cách tiền lương cụ thể thế nào?
- Cải cách tiền lương: Toàn bộ bảng lương mới của giáo viên các cấp từ mầm non đến THPT là viên chức thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương là mức lương gì?
- Nghị định 178: Người lao động không đủ điều kiện hưởng nghỉ hưu trước tuổi thì được hưởng chế độ nào?