Cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân online thực hiện như thế nào?
Cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân online thực hiện như thế nào?
Để quyết toán thuế thu nhập cá nhân online, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập hệ thống
Truy cập Website Thuế Việt Nam của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://canhan.gdt.gov.vn/
- Trường hợp cá nhân chưa có tài khoản đăng nhập thì cần phải đăng ký tài khoản để đăng nhập vào hệ thống.
- Trường hợp bạn đã có tài khoản đăng nhập bạn chọn mục Đăng nhập và điền các trường thông tin phù hợp gồm Mã số thuế và Mã kiểm tra. Sau đó bạn nhấn chọn Tiếp tục. Bạn cần có mã thuế cá nhân và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống.
Bước 2: Kê khai thông tin quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Sau khi đăng nhập thành công, người nộp thuế chọn mục “Quyết toán thuế” sau đó nhấn chọn “Kê khai trực tuyến” để kê khai thông tin quyết toán thuế.
Hệ thống sẽ gửi về bảng "Chọn thông tin tờ khai" các thông tin sẽ được điền tự động căn cứ theo cơ sở dữ liệu của người nộp thuế lưu trên hệ thống. Bạn cần kiểm tra lại các thông tin cá nhân đã chính xác hay chưa.
Lưu ý (*) là trường thông tin bắt buộc phải điền.
Các thông tin gồm:
1. Tên người gửi: Hệ thống điền tự động theo thông tin đăng ký.
2. Địa chỉ liên hệ: Hệ thống điền tự động theo thông tin đăng ký.
3. Điện thoại liên lạc: Tự động theo thông tin đăng ký thuế.
4. Địa chỉ email: Tự động theo thông tin đăng ký thuế.
5. Chọn tờ khai: Bạn chọn tờ khai phù hợp với trường hợp của mình
Trong trường hợp bạn tự quyết toán thuế TNCN bạn sẽ chọn tờ khai 02/QTT-TNCN.
Tải tờ khai 02/QTT-TNCN quyết toán thuế TNCN (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) Tại
6. Chọn Cơ quan thuế Quyết toán: Nhập vào các ô tương ứng, tích chọn một trong 03 trường hợp:
(1) Tích vào ô thứ 1 nếu NNT có duy nhất 01 nguồn trực tiếp khai thuế trong năm do làm việc tại các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam hoặc nguồn từ nước ngoài (không khấu trừ tại nguồn). Sau đó, NNT lựa chọn CQT đã khai trực tiếp trong năm tại ô “Cục thuế” trực tiếp khai thuế trong năm.
- Sau đó lựa chọn Cục thuế quản lý tổ chức chi trả
- Loại tờ khai: tờ khai chính thức/bổ sung.
(2) Tích vào ô thứ 2 nếu NNT trực tiếp khai thuế trong năm có từ 02 nguồn trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp trong năm, vừa có thu nhập do tổ chức trả thu nhập đã khấu trừ. Sau đó, người nộp thuế tự kê khai các nguồn thu nhập và thông tin liên quan theo bảng.
(3) Tích vào ô thứ 3 nếu NNT không trực tiếp khai thuế trong năm chỉ có nguồn thu nhập thuộc diện khấu trừ qua tổ chức trả thu nhập. Sau đó khai thông tin về việc thay đổi nơi làm việc.
- (3.1) NNT tích vào ô này nếu có thay đổi nơi làm việc. Sau đó khai thông tin vào ô 1 hoặc ô 2.
+ Ô 1: Tại thời điểm quyết toán NNT đang tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức chi trả. Nếu tích vào ô này thì tiếp NNT tục nhập thông tin mã số thuế của tổ chức chi trả tính GTGC cho bản thân.
Nhập Mã số thuế của Tổ chức chi trả thu nhập, nơi đăng ký GTGC cho bản thân
+ Ô 2: Tại thời điểm QT NNT không làm việc cho tổ chức chi trả hoặc không tính GTGC cho bản thân tại bất kỳ tổ chức chi trả nào. Nếu tích vào ô này NNT tiếp tục lựa chọn cơ quan thuế quản lý tại nơi cư trú (tạm trú hoặc thường trú).
- (3.2) NNT tích vào ô này nếu không thay đổi nơi làm việc.Sau đó khai thông tin vào ô 3 hoặc ô 4 hoặc ô 5.
+ Ô 3: Tại thời điểm QT vẫn còn làm việc tại tổ chức chi trả. Nếu tích vào ô này NNT tiếp tục nhập thông tin MST của tổ chức chi trả để hệ thống hỗ trợ tự động xác định cơ quan thuế quyết toán.
+ Ô 4: Tại thời điểm quyết toán đã nghỉ việc và không làm việc tại bất kỳ tổ chức chi trả nào nào; Nếu tích vào ô này thì NNT tiếp tục lựa chọn cơ quan thuế quản lý tại nơi cư trú (tạm trú hoặc thường trú).
+ Ô 5: Tại thời điểm quyết toán NNT chưa tính giảm trừ gia cho bản thân ở bất kỳ tổ chức trả thu nhập nào (tổ chức khấu trừ thuế 10% tại nguồn của cá nguồn). Nếu tích vào ô này NNT tiếp tục lựa chọn cơ quan thuế quản lý tại nơi cư trú (tạm trú hoặc thường trú)
7. Cục Thuế: Hệ thống điền tự động theo thông tin đăng ký.
8. Trường hợp quyết toán thuế: Chọn "Quyết toán theo năm dương lịch"
9. Năm kê khai: Hệ thống điền tự động theo thông tin đăng ký (có thể sửa)
10. Loại tờ khai: Tùy trường hợp bạn có thể chọn tờ khai chính thức hoặc tờ khai bổ sung
Lưu ý: Trường hợp NNT thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ xét giảm thuế đến cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế trực tiếp.
Sau khi hoàn tất các thông tin trên bạn nhấn chọn “Tiếp tục”.
Bước 3: Nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Thực hiện việc khai các thông tin nộp thuế trên tờ khai thuế theo mẫu.
Lưu ý điền đầy đủ và chính xác các mục thông tin. Sau khi điền xong thông tin bạn nhấn chọn “Hoàn thành kê khai” và tiến hành nộp hồ sơ.
Trường hợp cá nhân có tài khoản giao dịch thuế điện tử:
Bấm Lưu bản nháp + Hoàn thành kê khai → Kết xuất xml → Gửi tờ khai → chọn phụ lục đính kèm → chọn chứng từ khấu trừ (Choose File) → chọn tiếp tục → nhập mã xác thực OTP (gửi về điện thoại)→ Nộp Tờ khai thành công.
Trường hợp cá nhân chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử:
- Bấm Lưu bản nháp + Hoàn thành kê khai
- Chọn kết xuất XML
NNT chọn kết xuất XML trước khi gửi tờ khai => Lưu file.
Chọn [Nộp tờ khai] => nhập mã kiểm tra để xác thực nộp tờ khai và chọn [Tiếp tục], sau khi chọn [Kết xuất XML], hệ thống sẽ gửi về cho bạn file tờ khai theo định dạng XML. Sử dụng máy tính có cài Itax viewer để mở file tờ khai theo định dạng XML>> In >> Ký tên người khai thuế.
Tải Phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) Tại
Tải Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ kỳ tính thuế năm 2021 (Mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) Tại
TẢI Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế TNCN: Tại đây
Cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân online thực hiện như thế nào?
Người lao động phải tự nộp quyết toán thuế TNCN trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau phải tự quyết toán thuế TNCN:
- Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).
- Cá nhân có số thuế phải nộp thêm/nộp thừa đề nghị hoàn/bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ những trường hợp quy định tại tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại tổ chức đó.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.
- Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi).
- Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế.
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
- Người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
Nếu thuộc các trường hợp nêu trên, cá nhân phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế mà không được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập quyết toán thay.
Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN có bị phạt không?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy vào số ngày chậm nộp mà người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền như sau:
(1) Phạt cảnh cáo: Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 01-05 ngày, có tình tiết giảm nhẹ.
(2) Phạt tiền từ 1 đến 2,5 triệu đồng: Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 01-30 ngày, không có tình tiết giảm nhẹ.
(3) Phạt tiền từ 2,5 đến 4 triệu đồng: Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 31-60 ngày.
(4) Phạt tiền từ 4 đến 7,5 triệu đồng nếu:
+ Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 61-90 ngày.
+ Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
(5) Phạt tiền từ 7,5 - 12,5 triệu đồng nếu:
+ Người lao động chậm nộp quyết toán thuế TNCN trên 90 ngày; có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm bị cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế hoặc trước khi bị cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
Nếu trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp nhưng tối thiểu bằng 5,75 triệu đồng.
Ngoài việc áp dụng mức phạt tiền như đã nói trên, người lao động còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là phải nộp đúng số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước đối với các vi phạm nêu trên trong trường hợp người lao động chậm nộp hồ sơ khai thuế, dẫn đến việc chậm nộp tiền thuế.
Nếu trì hoãn việc nộp phạt, thì ngoài số tiền phạt do chậm nộp quyết toán toán TNCN 2023, người lao động còn bị phạt với hành vi chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, khoản tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế được tính theo công thức:
Tiền chậm nộp 01 ngày = 0,05% x Số tiền chậm nộp
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức tăng lương cơ sở cao hơn mức 2,34 triệu đồng áp dụng trong những bảng lương nào nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn?
- Lý do tăng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng lên mức mới đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT không diễn khi áp dụng bảng lương mới sau năm 2026?
- Tại sao người lao động được hoàn thuế TNCN?