Thử việc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được hay không? Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?
Điều kiện để người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 có quy định chi tiết về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
Như vậy, người lao động nước ngoài khi muốn làm việc tại Việt Nam thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.
Thử việc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được hay không? Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?
Thử việc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được hay không?
Hiện nay, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về được phép hay không được phép ký hợp đồng thử việc với người lao động nước ngoài.
Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Và theo Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng có thể tham gia thử việc trước khi tiến tới làm việc chính thức
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về trình tự cấp giấy phép lao động như sau:
Trình tự cấp giấy phép lao động
...
3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Người lao động nước ngoài vào làm việc thì trước tiên phải có giấy phép lao động, sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản.
Như vậy, người sử dụng lao động không thể thỏa thuận thử việc với người lao động nước ngoài bằng hình thức ký hợp đồng thử việc, nhưng vẫn có thể thêm điều khoản thử việc vào trong hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài.
Thời gian thử việc đối với người lao động nước ngàoi tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, tùy theo tính chất công việc và thỏa thuận của người sử dụng lao động với người lao động nước ngoài thì sẽ có thời gian thử việc cụ thể.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?