Người lao động nước ngoài có được thành lập công đoàn không?

Pháp luật quy định người lao động nước ngoài có được thành lập công đoàn không? Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?

Người lao động nước ngoài có được thành lập công đoàn không?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Công đoàn 2024 quy định:

Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.
3. Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, pháp luật quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.

Như vậy, chỉ có người lao động Việt Nam mới có quyền thành lập công đoàn, người lao động nước ngoài không được thành lập công đoàn.

>> Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở gồm những giấy tờ gì? Điều kiện để được thành lập công đoàn cơ sở là gì?

Người lao động nước ngoài có được thành lập công đoàn không?

Người lao động nước ngoài có được thành lập công đoàn không?

Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định như sau:

Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Người lao động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).
b. Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.
c. Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp quy định tại Điều 17 Điều lệ này; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
d. Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.
2. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.
b. Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
...

Theo đó, người lao động thành lập công đoàn cơ sở như sau:

- Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).

- Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.

- Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở.

- Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.

Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam hiện nay gồm mấy cấp?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định:

Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam
1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp sau đây:
a) Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b) Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c) Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
d) Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và xác định cấp công đoàn đối với công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trên cơ sở quyết định của Quốc hội về thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện nội dung quy định tại khoản này.
4. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và chấm dứt hoạt động của tổ chức Công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam hiện nay gồm 4 cấp:

- Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.


Người lao động nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài có được thành lập công đoàn không?
Lao động tiền lương
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam của nhà thầu là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài về nước mà giấy phép lao động và thẻ tạm trú còn hạn thì phải làm sao?
Lao động tiền lương
Chính thức từ 1/7/2025 người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất thì có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Có được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được gia nhập công đoàn cơ sở không?
Lao động tiền lương
Thu thập thông tin người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần thông tin gì?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được phép giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần đúng không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo HĐLĐ có thời hạn bao lâu mới được gia nhập công đoàn?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người lao động nước ngoài
32 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động nước ngoài

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào