Thông tin mới về thay đổi chính sách tiền lương giáo viên trong thời gian tới, cụ thể ra sao?
Thông tin mới về thay đổi chính sách tiền lương giáo viên trong thời gian tới, cụ thể ra sao?
>> Tờ trình 656: Ưu tiên chính sách tiền lương của nhà giáo
>> Không chỉ xếp lương cao nhất, giáo viên còn được hưởng phụ cấp cao nhất theo Nghị quyết 126
>> Thống nhất lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất và có thêm phụ cấp khác
Hiện nay, giáo viên là viên chức vẫn đang áp dụng bảng lương theo lương cơ sở, thể hiện qua công thức sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
(Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV)
Tuy nhiên, sắp tới có thể chính sách tiền lương sẽ thay đổi theo kế hoạch cải cách tiền lương tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024. Tại Kết luận 83, Bộ Chính trị đã yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Có thể thấy, bảng lương mới sẽ được đề xuất sau năm 2026, nếu không có gì thay đổi thì bảng lương hiện hành của viên chức nói chung và giáo viên nói riêng sẽ thay đổi.
Chính sách tiền lương của giáo viên thay đổi: sẽ áp dụng bảng lương mới, đồng thời chính sách tiền lương mới của giáo viên sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng số tiền cụ thể theo quy định tại Nghị quyết 27.
Thêm vào đó, chính sách tiền lương sẽ xây dựng 02 bảng lương mới cho giáo viên là viên chức nếu đề xuất tại Kết luận 83 được chấp nhận:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 01 bảng lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
(Mục 2 Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018)
Xem thêm:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Thông tin mới về thay đổi chính sách tiền lương giáo viên trong thời gian tới, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Ưu tiên chính sách tiền lương của giáo viên như thế nào?
Vừa qua Bộ chính trị đã ban hành Kết luận 91-KL/TW năm 2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Với quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, Nghị quyết 29 đã đề cập đến việc ưu tiên chính sách tiền lương của giáo viên nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Trong đó, tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 có nội dung về lương giáo viên như sau:
6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.
7. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra. Đồng thời, kịp thời điều chỉnh tăng mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo phù hợp với tăng trưởng của nền kinh tế. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục; ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Triển khai chương trình đầu tư kiên cố hoá trường học, xoá phòng học tạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu, nhất là ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo, phấn đấu đến năm 2030 tỉ lệ phòng học được kiên cố hoá đạt 100%; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình đầu tư công hiện đại hoá giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, sư phạm và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
...
Theo tinh thần của Kết luận 91, sẽ tiếp tục tập trung thực hiện ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận 91, vì sao?
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 bởi vì:
- Cần phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.
- Đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?