Thống nhất lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất và có thêm phụ cấp khác, cụ thể như thế nào?
Thống nhất xếp lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất và có thêm phụ cấp khác, cụ thể như thế nào?
Vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội Tờ trình 656/TTr-CP năm 2024 về Dự án Luật Nhà giáo.
>> Toàn bộ Tờ trình 656/TTr-CP năm 2024: TẠI ĐÂY
Với quan điểm xây dựng Luật Nhà giáo như sau:
Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, đường lối, của Đảng, chính sách của Nhà nước về nhà giáo.
Thứ hai, cụ thể hoá và bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Hiến pháp, nhất là quy định tại Điều 61 về việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục.
Thứ ba, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, không quy định lại các vấn đề đã được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành, chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, giao Chính phủ, các bộ, ngành theo thẩm quyền quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Thứ tư, chính sách đối với nhà giáo bảo đảm tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật và có những cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích, thu hút nhà giáo, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà giáo phát triển.
Thứ năm, bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong ban hành Luật Nhà giáo hoặc các quy định về chính sách đối với nhà giáo.
Theo Tờ trình 656 một trong những điểm mới về chính sách nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo là ưu tiên chính sách tiền lương của nhà giáo, trong đó có đề cập đến lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo.
Cụ thể tại mục 3 Tờ trình 656/TTr-CP năm 2024, thống nhất lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đồng thời, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Kết luận: Tại Tờ trình 656/TTr-CP năm 2024 về Dự án Luật Nhà giáo, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đã được thống nhất để xây dựng Luật Nhà giáo.
Xem thêm:
>> Tạm dừng điều chỉnh tăng lương hưu đợt tháng 7/2025 cho người lao động
Lương hưu tháng 11/2024:
>> Lương hưu tháng 11 2024 được hưởng trên mức tăng 15%
>> Bắt đầu hưởng lương hưu từ tháng 11 2024 khi có năm sinh bao nhiêu?
>> Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 11 năm 2024: Hạn chót nhận lương hưu là ngày nào?
Thống nhất lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất và có thêm phụ cấp khác, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay, giáo viên được hưởng chế độ tiền thưởng dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ tiền thưởng
1. Thực hiện chế độ tiền thưởng trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Chế độ tiền thưởng quy định tại khoản 1 Điều này được dùng để thưởng đột xuất theo thành tích công tác và thưởng định kỳ hằng năm theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng Quy chế cụ thể để thực hiện chế độ tiền thưởng áp dụng đối với các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị; gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
3. Quy chế tiền thưởng của cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này phải bao gồm những nội dung sau:
a) Phạm vi và đối tượng áp dụng;
b) Tiêu chí thưởng theo thành tích công tác đột xuất và theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị;
c) Mức tiền thưởng cụ thể đối với từng trường hợp, không nhất thiết phải gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người;
d) Quy trình, thủ tục xét thưởng;
đ) Các quy định khác theo yêu cầu quản lý của cơ quan, đơn vị (nếu cần thiết).
...
Như vậy, từ 1/7/2024 giáo viên được hưởng chế độ tiền thưởng dựa trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.
Các loại phụ cấp nào giáo viên được hưởng?
Trong các nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có một số nội dung chưa thể thực hiện được, trong đó có nội dung sắp xếp lại 9 khoản phụ cấp.
Từ 1/7/2024, điều chỉnh mức lương cơ sở tăng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Do đó, các chế độ phụ cấp đối với giáo viên vẫn còn giữ nguyên.
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì từ 1/7/2024 giáo viên được hưởng các khoản phụ cấp sau:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung.
- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo.
- Phụ cấp khu vực.
- Phụ cấp đặc biệt.
- Phụ cấp lưu động.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
- Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc.
Xem thêm:
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Thời điểm chính thức tăng lương hưu là vào năm 2025 hay 2026?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?