Thời gian xét thăng quân hàm sĩ quan quân đội từ Thiếu tá lên Trung tá là bao nhiêu năm?
Thời gian xét thăng quân hàm sĩ quan quân đội từ Thiếu tá lên Trung tá là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Như vậy, thời gian xét thăng quân hàm sĩ quan từ Thiếu tá lên Trung tá là 4 năm.
Thời gian xét thăng quân hàm sĩ quan quân đội từ Thiếu tá lên Trung tá là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Mức lương của Trung tá quân đội được nhận hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định hệ số lương sĩ quan quân đội như sau:
Số thứ tự | Cấp bậc quân hàm | Hệ số lương |
1 | Đại tướng | 10,40 |
2 | Thượng tướng | 9,80 |
3 | Trung tướng | 9,20 |
4 | Thiếu tướng | 8,60 |
5 | Đại tá | 8,00 |
6 | Thượng tá | 7,30 |
7 | Trung tá | 6,60 |
8 | Thiếu tá | 6,00 |
9 | Đại úy | 5,40 |
10 | Thượng úy | 5,00 |
11 | Trung úy | 4,60 |
12 | Thiếu úy | 4,20 |
13 | Thượng sĩ | 3,80 |
14 | Trung sĩ | 3,50 |
15 | Hạ sĩ | 3,20 |
Theo đó, Trung tá Quân đội nhân dân có hệ số lương là: 6,60
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Trung tá quân đội được tính như sau:
Mức lương thực = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Mức lương cơ sở hiện nay là: 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, Trung tá quân đội sẽ nhận mức lương hiện nay là: 11.880.000 đồng/tháng trở lên.
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.
Thẩm quyền phong quân hàm Trung tá quân đội?
Căn cứ Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan như sau:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Như vậy, theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm sĩ quan. Do đó, quân hàm Trung tá quân đội sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phong.
Ngoài ra, người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?