Thời gian tập huấn của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp bao lâu?
Thời gian tập huấn của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp bao lâu?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 3 của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BLĐTBXH quy định:
III. THỜI GIAN BỒI DƯỠNG, CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Thời gian của chương trình bồi dưỡng:
a) Tổng thời gian là 06 tuần x 5 ngày/tuần x 8 giờ/ngày = 240 giờ; trong đó: Lý thuyết: 96 giờ; thực hành, bài tập, thảo luận: 132 giờ; kiểm tra: 12 giờ;
b) Một giờ học lý thuyết là 45 phút. Một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là 60 phút. Một giờ kiểm tra là 60 phút.
2. Chương trình bồi dưỡng gồm 11 chuyên đề, được cấu trúc thành 03 phần:
Phần I: Kiến thức chung về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (gồm 03 chuyên đề bắt buộc).
Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (gồm 06 chuyên đề bắt buộc và 02 chuyên đề tự chọn).
Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
...
Chiếu theo quy định trên, tổng thời gian bồi dưỡng của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp là 06 tuần x 5 ngày/tuần x 8 giờ/ngày = 240 giờ.
Theo đó, việc phân bổ thời gian được quy định như sau:
- Thời gian tập huấn Lý thuyết: 96 giờ;
- Thời gian tập huấn thực hành, làm bài tập, thảo luận: 132 giờ;
- Thời gian kiểm tra: 12 giờ.
Lưu ý: 01 giờ học Lý thuyết = 45 phút; 01 giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận và kiểm tra = 60 phút.
Thời gian tập huấn của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp bao lâu?
Ai là đối tượng tham gia bồi dưỡng?
Theo Mục 1 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BLĐTBXH quy định:
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là người học).
Như vậy, đối tượng tham gia Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp gồm những viên chức có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Mục tiêu của Chương trình bồi dưỡng là gì?
Căn cứ theo Mục 2 của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BLĐTBXH quy định, Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp có những mục tiêu như sau:
Mục tiêu chung:
Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, nhằm đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
Học xong chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp, người học có thể:
- Nhận thức được vai trò và sứ mệnh của giáo dục nghề nghiệp trong việc xây dựng và phát triển đất nước;
- Trình bày được kiến thức chung về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Vận dụng được các kiến thức chung về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
- Trình bày được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp về phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, phát triển chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo, chuyển đổi số và mô hình giáo dục nghề nghiệp mở, đảm bảo chất lượng, xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành trong việc xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
- Vận dụng và cập nhật được những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;
- Chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc quản lý, quản trị và phát triển giáo dục nghề nghiệp theo quy định của nhà nước và trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?