Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai có ảnh hưởng đến chế độ thai sản được hưởng sau này hay không?
Khi nào lao động nữ mang thai được quyền yêu cầu tạm hoãn hợp đồng lao động?
Tại điểm d khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
...
Như vậy, nếu như lao động nữ mang thai mà có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền yêu cầu tạm hoãn hợp đồng lao động.
Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai có ảnh hưởng đến chế độ thai sản được hưởng sau này hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai là bao lâu?
Tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
...
2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Theo đó, thời gian hoãn hợp đồng lao động sẽ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.
Nếu không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì hoàn toàn sẽ do hai bên thỏa thuận.
Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai có ảnh hưởng đến chế độ thai sản được hưởng sau này hay không?
Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Căn cứ những quy định nêu trên, để hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh nếu phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Điều đáng nói, khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
..
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, tháng nào người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội.
Do vậy, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng việc hưởng chế độ thai sản của người lao động:
- Nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động dài, dẫn tới việc không đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng hoặc 03 tháng nếu phải nghỉ dưỡng thai trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người lao động không được hưởng chế độ thai sản.
- Nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động ngắn, vẫn đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng hoặc 03 tháng nếu phải nghỉ dưỡng thai trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?