Không có mặt sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động bao nhiêu ngày thì công ty được phép chấm dứt hợp đồng với NLĐ?

Không có mặt sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động bao nhiêu ngày thì công ty được phép chấm dứt hợp đồng với NLĐ?

Không có mặt sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động bao nhiêu ngày thì công ty được phép chấm dứt hợp đồng với NLĐ?

Tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, trong vòng 15 ngày đầu sau khi hết thời hạn tạm hoãn nếu người lao động có mặt tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động bắt buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngược lại nếu sau 15 ngày đầu tiên khi hết thời hạn tạm hoãn mà người lao động không có mặt tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

Không có mặt sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động bao nhiêu ngày thì công ty được phép chấm dứt hợp đồng với NLĐ?

Không có mặt sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động bao nhiêu ngày thì công ty được phép chấm dứt hợp đồng với NLĐ?

Chế độ bảo hiểm xã hội khi tạm hoãn hợp đồng lao động ra sao?

Tại khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định:

Quản lý đối tượng
...
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
...

Như vậy, trong trường hợp người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động thì trong thời gian hoãn thực hiện hợp đồng sẽ không được nhận tiền lương và các chế độ chính sách khác có trong hợp đồng.

Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động cũng không được đóng bảo hiểm xã hội và không được tính vào thời gian đóng bảo hiểm nếu thời gian làm việc trong tháng dưới 14 ngày.

Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng thì người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong hay không?

Tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 có quy định:

Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.

Như vậy, theo quy định trên thì người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động.

Tạm hoãn hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai cần kèm theo giấy tờ gì?
Lao động tiền lương
Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi muốn nghỉ ngơi dài ngày không?
Lao động tiền lương
Tạm hoãn hợp đồng lao động bao lâu?
Lao động tiền lương
Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi gia đình có việc riêng không?
Lao động tiền lương
Quá thời hạn phải quay lại làm việc sau khi tạm hoãn hợp đồng lao động mà người lao động không đến thì công ty có đương nhiên chấm dứt HĐLĐ không?
Lao động tiền lương
Pháp luật có quy định về mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động giữa người lao động và công ty không?
Lao động tiền lương
Không có mặt sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động bao nhiêu ngày thì công ty được phép chấm dứt hợp đồng với NLĐ?
Lao động tiền lương
Có giới hạn thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động khi lao động nữ mang thai không?
Lao động tiền lương
Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có được tính để hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Lao động tiền lương
NLĐ không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động thì phải làm sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tạm hoãn hợp đồng lao động
756 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm hoãn hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạm hoãn hợp đồng lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào