Thời gian học nghề có được tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Có phải ký hợp đồng đào tạo đối với người học nghề không?
Tại khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy, người sử dụng lao động tuyển người lao động vào học nghề để làm việc cho mình thì bắt buộc phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định.
Thời gian học nghề có được tính số ngày nghỉ hằng năm không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng đào tạo bao gồm những nội dung gì?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Hợp đồng đào tạo
1. Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.
2. Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung sau đây:
a) Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
b) Địa điểm đào tạo;
c) Thời gian hoàn thành khóa học;
d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
e) Thanh lý hợp đồng;
g) Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây:
a) Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
b) Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
c) Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
...
Như vậy, khi tuyển người lao động vào học nghề thì bắt buộc phải ký hợp đồng đào tạo gồm những nội dung chủ yếu được quy định như trên
Thời gian học nghề có được tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, thời gian học nghề sẽ được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.
Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào?
Ngày nghỉ hằng năm của người lao động chưa thành niên có giống người lao động trên 18 tuổi không?
Có được tính những ngày nghỉ không phép vào ngày nghỉ hằng năm hay không?
Thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tính từ thời điểm nào?
Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm có được tính vào số ngày nghỉ phép của người lao động hay không?
Thời gian học nghề có được tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng có bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm?
Tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động chưa làm đủ 12 tháng như thế nào?
Làm chưa đủ 12 tháng trong năm công ty không tính ngày nghỉ phép cho người lao động có được không?
Chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm, công chức được thanh toán tiền không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?