Thí sinh kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo không?
- Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ gì?
- Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại phải đạt bao nhiêu điểm?
- Thí sinh kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo không?
Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tập sự hành nghề Thừa phát lại, cụ thể như sau:
Tập sự hành nghề Thừa phát lại
1. Người có Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại hoặc quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm: Giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại hoặc quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài để đối chiếu.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc đăng ký tập sự; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
...
Theo đó người có Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại hoặc quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự đặt trụ sở.
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
- Một trong những giấy tờ sau:
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
+ Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
+ Quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài để đối chiếu.
Thí sinh kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo không? (Hình từ Internet)
Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại phải đạt bao nhiêu điểm?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về chấm điểm kiểm tra, cụ thể như sau:
Chấm điểm kiểm tra
1. Mỗi bài kiểm tra do 02 thành viên Ban Chấm thi chấm và cho điểm độc lập. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 100.
Điểm của bài kiểm tra là trung bình cộng số điểm mà 02 thành viên chấm thi đã chấm. Trong trường hợp 02 thành viên chấm thi cho điểm chênh lệch nhau từ 10 điểm trở lên thì Trưởng Ban Chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba vào bài kiểm tra của thí sinh; điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài kiểm tra.
2. Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc chấm điểm, Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho Sở Tư pháp nơi có thí sinh tham dự kỳ kiểm tra, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Theo đó thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 50 điểm trở lên.
Thí sinh kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo không?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về phúc khảo bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại, cụ thể như sau:
Phúc khảo bài kiểm tra
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra, thí sinh không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận đơn phúc khảo, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc khảo. Ban Phúc khảo gồm Trưởng Ban và ít nhất 02 thành viên. Các thành viên trong Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc khảo.
3. Việc chấm điểm phúc khảo được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này. Kết quả phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
Theo đó trong vòng 15 ngày kể từ ngày Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra, thí sinh không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
Việc chấm điểm phúc khảo được thực hiện theo quy định chấm điểm kiểm tra.
Kết quả phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?