Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có phải lập nhật ký tập sự không?
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có phải lập nhật ký tập sự không?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của người tập sự
1. Người tập sự có các quyền sau đây:
a) Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;
b) Được Thừa phát lại hướng dẫn tập sự hướng dẫn các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;
c) Đề nghị thay đổi Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại các Điều 10 và 11 của Thông tư này;
d) Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;
đ) Các quyền khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật có liên quan;
b) Tuân thủ nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;
c) Thực hiện các công việc tập sự theo nội dung quy định tại Điều 7 của Thông tư này theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự;
d) Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 04 giờ mỗi ngày làm việc;
đ) Chịu trách nhiệm trước Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc tập sự được phân công;
e) Không được ký vào vi bằng, quyết định về thi hành án và các văn bản khác với tư cách Thừa phát lại;
g) Lập nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
h) Giữ bí mật thông tin về việc thực hiện công việc của mình và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự;
i) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người tập sự hành nghề Thừa phát lại có nghĩa vụ lập nhật ký tập sự.
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có phải lập nhật ký tập sự không?
Nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại được dùng để làm gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định:
Nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự; kiểm tra, giám sát việc tập sự
1. Người tập sự lập nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại để ghi chép các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong suốt thời gian tập sự. Nhật ký tập sự có xác nhận hàng tuần của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và xác nhận của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự khi kết thúc quá trình tập sự.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải gửi nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự để xem xét công nhận hoàn thành tập sự. Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự về việc người tập sự đã hoàn thành tập sự; trường hợp không công nhận hoàn thành tập sự thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người tập sự.
Trường hợp người tập sự gửi nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự không trong thời hạn quy định tại khoản này mà không có lý do chính đáng thì Sở Tư pháp không công nhận hoàn thành tập sự và thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người tập sự.
Người tập sự có quyền khiếu nại về việc Sở Tư pháp không công nhận hoàn thành tập sự.
...
Theo đó, nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại được dùng để ghi chép các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong suốt thời gian tập sự.
Nhật ký tập sự có xác nhận hàng tuần của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và xác nhận của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự khi kết thúc quá trình tập sự.
Để làm Thừa phát lại phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề có đúng không?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Theo đó, tiêu chuẩn làm Thừa phát lại là phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề.
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại chấm dứt tập sự trong trường hợp nào?
Hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại gồm những gì?
Thời gian tập sự hành nghề Thừa phát lại trước khi chấm dứt tập sự có được tính vào tổng thời gian tập sự không?
Thời gian tạm ngừng tập sự hành nghề Thừa phát lại là bao lâu?
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có phải lập nhật ký tập sự không?
Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại được cấp khi nào?
Có được tạm ngừng tập sự hành nghề Thừa phát lại không?
Tải mẫu giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại ở đâu?
Hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại là gì?
Báo cáo kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại gồm những nội dung gì?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?