Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Thừa phát lại: Tổng hợp văn bản hướng dẫn mới nhất

Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được Nhà nước bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.

1. Thừa phát lại là ai?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; trong đó:

- Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

2. Điều kiện để cá nhân làm thừa phát lại?

Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Không có tiền án;

- Có bằng cử nhân luật;

- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại: Tổng hợp văn bản mới nhất (Hình từ Internet)

3. Quy định về hoạt động Thừa phát lại và Văn phòng thừa phát lại

Những công việc Thừa phát lại được làm quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;

(2) Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định;

(3) Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật;

(4) Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định.

Văn phòng Thừa phát lại: Là Tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại. (Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

4. Lập vi bằng và Giá trị pháp lý của vi bằng

Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CPVi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CPGiá trị pháp lý của vi bằng được quy định như sau:

- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

5. Tổng hợp văn bản pháp luật về Thừa phát lại

1

Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Nghị định 08/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về Thừa phát lại.

2

Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 223/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Mức thu phí theo quy định tại Thông tư này như sau:

Stt

Nội dung

Mức thu

ồng/hồ sơ)

1

Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại

800.000

2

Phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

1.000.000

Thông tư này đã được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/03/2021.

3

Thông tư 05/2020/TT-BTP về hướng dẫn Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 05/2020/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 12/10/2020. Về vi bằng (Điều 30 đến Điều 32), Thông tư quy định rõ Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc gửi đăng ký vi bằng thông qua cơ sở dữ liệu 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở để ghi vào sổ đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

4

Thông tư 05/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 05/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/03/2021. Thông tư bổ sung thêm một một số khoản phí liên quan đến người hành nghề và văn phòng thừa phát lại như sau: 

Stt

Nội dung

Mức thu

(Đồng/hồ sơ)

1

Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại

 

a

Đối với trường hợp bổ nhiệm Thừa phát lại

 

-

Tham dự kiểm tra kết quả tập sự

2.700.000

-

Bổ nhiệm Thừa phát lại

800.000

b

Đối với trường hợp bổ nhiệm lại Thừa phát lại

500.000

2

Phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

 

a

Thành lập và cấp Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

1.000.000

b

Cấp Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

500.000

 

5

Thông tư 08/2022/TT-BTP về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 08/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 22/12/2022 quy định những quy tắc chung đó là: Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội; Bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật; Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp; Rèn luyện, tu dưỡng bản thân; Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc.

6

Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành

Nghị quyết 107/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 26/11/2015.

7

Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại tổ chức tín dụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành

Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN có hiệu lực từ ngày 05/03/2014. Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh hoặc từ ngày lập biên bản xác minh, Văn phòng thừa phát lại có trách nhiệm gửi kết quả xác minh hoặc biên bản xác minh cho ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đặt Văn phòng thừa phát lại.

8

Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC có hiệu lực từ ngày 20/04/2014. Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.47.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!