Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm những ai?
Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 88 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực để đánh giá cấp chứng chỉ năng lực.
2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định.
3. Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này;
c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.
4. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
b) Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
5. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo Quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.
Theo đó, thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm:
- Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:
+ Chủ tịch hội đồng: là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;
+ Ủy viên thường trực: là công chức, viên chức của cơ quan này;
+ Các ủy viên tham gia hội đồng: là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.
- Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:
+ Chủ tịch hội đồng: là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
+ Các ủy viên hội đồng: là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm những ai? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Căn cứ theo Điều 86 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 28 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;
b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III; tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận theo quy định tại Điều 100 Nghị định này cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III cho tổ chức là hội viên, thành viên của mình.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.
Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực và cấp lại chứng chỉ năng lực đối với chứng chỉ do mình cấp trước đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 110 Nghị định này.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thuộc về:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng: có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hạng I;
- Sở Xây dựng: có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III;
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp: có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III cho tổ chức là hội viên, thành viên của mình.
Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 85 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
1. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ năng lực;
b) Được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực;
c) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ năng lực.
...
Theo đó, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có các quyền sau đây:
- Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ;
- Được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung được ghi trên chứng chỉ;
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Thời điểm chính thức tăng lương hưu là vào năm 2025 hay 2026?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?