Tháng 8 có những ngày lễ nào của Việt Nam và quốc tế? Người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ nào trong tháng 8?
Tháng 8 có những ngày lễ nào của Việt Nam và quốc tế?
Tháng 8 năm 2024 có rất nhiều ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện lớn. Một số ngày đáng chú ý như sau:
Ngày lễ ở Việt Nam
- Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (10/8) - Ngày này nhằm tưởng nhớ và hỗ trợ những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.
- Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) - Kỷ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh dấu sự khởi đầu của nền độc lập Việt Nam.
- Ngày Truyền thống Công An Nhân Dân Việt Nam (19/8) - Tôn vinh những đóng góp của lực lượng công an nhân dân trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.
-. Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8) - Kỷ niệm ngày sinh của vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
- Ngày sinh của cố Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng (20/8) - Tưởng nhớ vị Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam.
Ngày lễ quốc tế
- Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (12/8) - Ngày này nhằm tôn vinh vai trò và đóng góp của thanh thiếu niên trên toàn thế giới.
- Ngày Quốc tế người thuận tay trái (13/8) - Ngày này nhằm nâng cao nhận thức về những thách thức mà người thuận tay trái phải đối mặt.
- Ngày Quốc tế chống Thử nghiệm hạt nhân (29/8) - Ngày này nhằm kêu gọi chấm dứt các thử nghiệm hạt nhân trên toàn thế giới.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Tháng 8 có những ngày lễ nào của Việt Nam và quốc tế? Người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ nào trong tháng 8? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ nào trong tháng 8?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, trong tháng 8 sẽ không có ngày nghỉ lễ, tết nào dành cho người lao động.
Tuy nhiên, tùy vào chính sách công ty mà có thể người lao động được nghỉ hoặc được về sớm vào các ngày lễ trong tháng 8.
Tiền lương làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ thì người lao động được nhận mức lương như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?