Tham ô trong doanh nghiệp tư nhân bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Tham ô trong doanh nghiệp tư nhân bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có hành vi tham ô thì người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Tuy nhiên không chỉ như vậy người lao động tham ô còn có thể đối mặt với việc bị xử lý hình sự.
Theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
...
Theo đó có thể thấy tham ô trong doanh nghiệp tư nhân bị xử lý hình sự trong 02 trường hợp:
- Tham ô tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Tham ô tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như:
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tham ô trong doanh nghiệp tư nhân bị xử lý hình sự trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan điều tra về hành vi tham ô thì có bị xử lý kỷ luật không?
Theo khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
...
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
...
Theo đó người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động khi đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tham ô.
Hiện nay người lao động có các quyền gì?
Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động có các quyền sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3745.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3744.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Thống nhất lương mới trong chính sách cải cách tiền lương của CBCCVC không thấp hơn mức lương nào?
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của cán bộ công chức viên chức và người lao động có giống nhau không?
- Lương giáo viên 2025 tăng trong hệ thống bảng lương hành chính đơn vị sự nghiệp nếu đề xuất của ai được chấp nhận?
- Chỉ đạo điều chỉnh chính sách lương hưu 2025 của Quốc hội ra sao?