Thâm niên làm việc có được dùng để làm căn cứ tính thêm phép năm không?

Cho tôi hỏi thâm niên làm việc có được dùng để làm căn cứ tính thêm phép năm không? Câu hỏi của chị D.C (Hà Giang)

Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo đó, số ngày nghỉ phép năm của người lao động được xác định như sau:

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng:

+ Được nghỉ 12 ngày làm việc /năm nếu người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường.

+ Được nghỉ 14 ngày làm việc/năm nếu người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Được nghỉ 16 ngày làm việc/năm nếu người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì được nghỉ số ngày nghỉ phép theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Thâm niên làm việc có được dùng để làm căn cứ tính thêm phép năm không?

Thâm niên làm việc có được dùng để làm căn cứ tính thêm phép năm không?

Thâm niên làm việc có được dùng để làm căn cứ tính thêm phép năm không?

Căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Theo đó, thâm niên làm việc sẽ được dùng làm căn cứ để tính thêm phép năm của người lao động, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

10 khoảng thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là gì?

Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có quy định thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:

1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Ngày phép năm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Những ngày phép chưa nghỉ trong năm 2023 có được chuyển sang năm 2024 hay không?
Lao động tiền lương
Công ty có thể thỏa thuận để thanh toán tiền lương những ngày phép chưa nghỉ cho NLĐ vẫn làm việc được hay không?
Lao động tiền lương
Thời gian để tính ngày phép năm tăng thêm có bao gồm thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhà nước hay không?
Lao động tiền lương
Công chức không được bố trí đủ ngày phép năm cần làm gì để được thanh toán tiền bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
2 trường hợp được thanh toán tiền ngày phép năm còn thừa là trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thâm niên làm việc có được dùng để làm căn cứ tính thêm phép năm không?
Lao động tiền lương
Khi nào người lao động được nghỉ hơn 16 ngày phép năm?
Lao động tiền lương
Người lao động làm chưa đủ 1 năm thì số ngày phép năm được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động còn dư ngày phép năm thì có được thanh toán tiền không?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc chưa đủ tháng có được tính hưởng ngày phép năm hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày phép năm
391 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày phép năm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào