Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo? Thứ 6 có phải là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không?
Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo?
Theo quan niệm ở phương Tây, khi có 13 người cùng ngồi ăn trong một bữa tối, điều tồi tệ có thể xảy ra. Một trong số họ có thể đối mặt với nguy hiểm về tính mạng trong năm đó. Sự kiện “Bữa ăn cuối cùng của Chúa” được xem là minh chứng cho niềm tin này. Khi trước khi qua đời, Chúa Jesus đã dùng bữa tối với 12 tông đồ của mình.
Còn trong thần thoại Bắc Âu, con số 13 gắn liền với vụ án mạng gây ra bởi hai vị thần xảo quyệt Loki và Hoder khi họ âm mưu sát hại thần Hạnh phúc Balder tại thiên đường Valhalla. Lúc bữa tiệc chỉ có 12 vị thần, Loki xuất hiện như một vị khách không mời và gieo rắc nỗi bất hạnh, khiến bóng tối bao trùm thế giới sau cái chết của thần Balder.
Vậy tại sao thứ 6 lại được xem là ngày đen tối khi kết hợp với con số 13, tạo thành “cặp đôi” khiến nhiều người kinh sợ? Theo Kinh thánh Thiên Chúa giáo, thứ Sáu là ngày mà Adam và Eva bị rắn độc dụ dỗ ăn trái cấm và bị đày xuống trần gian. Hơn thế nữa, thứ Sáu cũng là ngày mà Chúa Jesus bị phản bội bởi tông đồ thứ 13 là Judas. Đó là người đã bán đứng Ngài chỉ vì 13 đồng bạc và chính ngày này là lúc Chúa Jesus bị bắt, hành hình và đóng đinh lên thánh giá. Theo đó, quan niệm về thứ 6 ngày 13 xui xẻo mới thực sự được lan rộng và in sâu vào tâm trí mọi người.
Năm 2024 sẽ có 2 thứ 6 ngày 13, cụ thể sẽ rơi vào tháng 9 và tháng 12.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo? Thứ 6 có phải là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không?
Thứ 6 có phải là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Như vậy, mặc dù thứ 6 thường sẽ là ngày làm việc của người lao động, tuy nhiên cũng sẽ có trường hợp ngày này là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động. Do đó, thứ 6 không chắc chắn là ngày nghỉ hàng tuần của người lao động.
Không đảm bảo ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người sử dụng lao động khi có hành vi không bảo đảm số giờ ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 10 - 20 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 20 - 40 triệu đồng (mức phạt tổ chức).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?