Suy giảm khả năng lao động có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?
Suy giảm khả năng lao động có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?
Tại Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định như sau:
Trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội, người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, suy giảm khả năng lao động tuy không phải là một trong những trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nêu tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, song nếu người lao động đang mắc các bệnh, tật rơi vào trường hợp này thì vẫn có cơ hội được lĩnh khoản tiền chế độ nếu đáp ứng được 02 yêu cầu:
- Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Không thể tự kiểm soát/thực hiện các hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà bắt buộc phải có người hỗ trợ, chăm sóc.
Suy giảm khả năng lao động có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần? (Hình từ Internet)
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ một năm có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần không?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
...
Như vậy người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 1 năm vẫn được rút bảo hiểm xã hội 1 lần nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
- Thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
+ Ra nước ngoài để định cư;
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Người lao động đóng bảo hiểm chưa đủ một năm thì được nhận được bảo hiểm xã hội 1 lần với mức bao nhiêu?
Tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP .
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư này. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó thì mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính như sau theo công thức: 22% x Các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp này tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?