Phụ lục hợp đồng lao động có cần ký không? Ai là người ký phụ lục hợp đồng?
Phụ lục hợp đồng lao động có cần ký không? Ai là người ký phụ lục hợp đồng?
Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Và căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo đó, phụ lục hợp đồng lao động được lập trong 02 trường hợp sau:
- Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Nội dung của phụ lục phải không được trái với nội dung của hợp đồng;
- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng như sau:
Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
...
Theo quy định, phụ lục hợp đồng lao động là một văn bản có giá trị pháp lý kèm theo hợp đồng lao động, có thể quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động, trừ sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Do đó, một hợp đồng có thể có hoặc không có phụ lục hợp đồng kèm theo, không bắt buộc phải ký phụ lục khi giao kết hợp đồng lao động.
* Ai là người ký phụ lục hợp đồng?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, đối tượng ký phụ lục hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, thông thường phụ lục hợp đồng lao động được ký bởi người có thẩm quyền bên phía NSDLĐ (có thể là giám đốc, tổng giám đốc, chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký thay) và người lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động có cần ký không? Ai là người ký phụ lục hợp đồng? (Hình từ Internet)
Một số mẫu phụ lục hợp đồng thông dụng hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về mẫu phụ lục hợp đồng. Việc soạn thảo sẽ do NSDLĐ chủ động thực hiện, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung và hình thức đúng quy định pháp luật.
* Tham khảo Mẫu phụ lục hợp đồng tăng lương:
>> TẢI VỀ Mẫu phụ lục hợp đồng tăng lương
* Tham khảo Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi thông tin trong HĐLĐ:
>> TẢI VỀ Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi thông tin trong hợp đồng
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Quan hệ lao động được xác lập thông qua đâu?
Căn cứ theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Xây dựng quan hệ lao động
1. Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Theo đó, quan hệ lao động được xác lập thông qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-2025287.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-662.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-659.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3447.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-2622.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/11-11-24/Hinh-2201.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/09-06/MAU-PHU-LUC.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/18-07-2024/hinh-anh-4225.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/18-07-2024/hinh-anh-4227.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/22-07-24/hinh-anh-4264.jpg)
- Chỉ thị 01: Cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức, các đơn vị địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn thế nào?
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chính thức lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Người lao động, cán bộ công chức viên chức được nghỉ thế nào theo Bộ luật Lao động?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức lương hưu 2025: Tăng hơn 3500000 đồng cho người lao động nghỉ hưu trước 1995 trong trường hợp đề xuất Chính phủ được chấp nhận, cụ thể ra sao?