Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì? Khi cải cách tiền lương thì có còn phụ cấp thâm niên vượt khung không?
Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì?
Theo Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định:
Các chế độ phụ cấp lương
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
a) Mức phụ cấp như sau:
a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của Bảng 2, Bảng 3, các chức danh xếp lương theo Bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của Bảng 2, Bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo Bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.
c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó phụ cấp thâm niên vượt khung là khoản tiền được chi trả cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt đến bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
Mục đích của phụ cấp này là để khuyến khích và khích lệ tinh thần làm việc, giúp nhân viên yên tâm công tác và phát huy kinh nghiệm của bản thân.
Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì? Khi cải cách tiền lương thì có còn phụ cấp thâm niên vượt khung không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung?
Theo Mục 1 Thông tư 04/2005/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1.1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:
a) Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
b) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
c) Công chức ở xã, phường, thị trấn.
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
1.3 Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là người lao động).
2. Đối tượng không áp dụng:
2.1. Chuyên gia cao cấp.
2.2. Cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
Theo đó, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bao gồm:
- Cán bộ, công chức viên chức và người lao động xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:
+ Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
+ Cán bộ, công chức viên chức và người lao động xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
+ Công chức ở xã, phường, thị trấn.
- Cán bộ, công chức viên chức và người lao động thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
- Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Tuy nhiên, phụ cấp thâm niên vượt khung không áp dụng đối với chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
Khi cải cách tiền lương thì có còn phụ cấp thâm niên vượt khung không?
Theo điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì 09 chế độ phụ cấp mới áp dụng cho khu vực công khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 gồm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng;
- Phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang;
- Phụ cấp theo nghề (được gộp chung từ phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm);
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn (được gộp chung từ phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Như vậy khi cải cách tiền lương vẫn sẽ áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khung.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang: Tải về
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?