Phân biệt cán bộ và công chức theo các tiêu chí thế nào?
Phân biệt cán bộ và công chức?
Chúng ta vẫn thường xuyên được nghe đến các cụm từ cán bộ và công chức. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt được 02 đối tượng này. Dưới đây là một số tiêu chí để nhận biết nhanh chóng từng loại đối tượng lao động trên.
Tiêu chí | Cán bộ | Công chức |
Khái niệm | - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) - Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội (khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) | - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong: + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) |
Nơi công tác | Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) | - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng). - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp). - Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) |
Biên chế | Trong biên chế (khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP) | Trong biên chế (khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP) |
Căn cứ tuyển dụng | Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) | Được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) |
Tập sự | Không phải tập sự | - 12 tháng với công chức loại C. - 06 tháng với công chức loại D. (Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP) |
Chế độ bảo hiểm | - Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) - Phải tham gia bảo hiểm y tế (Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) - Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013) | - Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) - Phải tham gia bảo hiểm y tế (Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) - Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013) |
Chế độ làm việc | Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) | Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên. (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) |
Chế độ tiền lương | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) | - Hưởng lương từ ngân sách nhà nước - Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) |
Hình thức xử lý kỷ luật | - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Cách chức. - Bãi nhiệm. (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) | *Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Hạ bậc lương. - Buộc thôi việc. *Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Giáng chức. - Cách chức. - Buộc thôi việc. (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) |
Như vậy, có thể phân biệt cán bộ và công chức thông qua các tiêu chí trên.
Từ cán bộ xã chuyển sang công chức cấp xã có phải tập sự không? Phân biệt cán bộ và công chức? (Hình từ Internet)
Từ cán bộ xã chuyển sang công chức có phải tập sự không?
Tại Điều 62 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã
1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.
2. Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể khoản này.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ cấp xã khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức. Trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự.
Công chức cấp xã có các chức danh nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, công chức cấp xã bao gồm các chức danh sau:
- Trưởng Công an;
- Chỉ huy trưởng Quân sự;
- Văn phòng – thống kê;
- Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
- Tài chính – kế toán;
- Tư pháp – hộ tịch;
- Văn hóa – xã hội.
Như vậy, công chức cấp xã bao gồm 07 chức danh nêu trên. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 cũng định nghĩa về cán bộ cấp xã và công chức cấp xã, cụ thể như sau:
- Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;
- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?