Cán bộ khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo thì bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi việc cán bộ khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi từ anh Đức (Thái Bình).

Hành vi nào của cán bộ bị nghiêm cấm trong công tác phòng, chống tham nhũng?

Căn cứ Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì các hành vi bị cấm bao gồm:

- Các hành vi tham nhũng..

- Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Cán bộ khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo thì bị xử lý như thế nào?

Cán bộ khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi nào của cán bộ được xem là hành vi tham nhũng?

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về các hành vi tham nhũng, cụ thể như sau:

Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Theo đó, các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do cán bộ thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Cán bộ khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 85 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về báo cáo, xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng, cụ thể như sau:

Xử lý vi phạm quy định về báo cáo, xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng nhưng không xử lý thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng;
c) Cách chức đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đó, hành vi cán bộ khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì bị xử lý như sau:

- Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;

- Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng.

Cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Việc phê duyệt dữ liệu đối với cán bộ, viên chức, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện khi nào?
Lao động tiền lương
Có được thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công chức đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng?
Lao động tiền lương
Cán bộ khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo thì bị xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Cán bộ, công chức và viên chức khác nhau thế nào? Cách phân biệt ra sao?
Lao động tiền lương
Phân biệt cán bộ và công chức theo các tiêu chí thế nào?
Lao động tiền lương
Có được xem là xung đột lợi ích hay không nếu cán bộ có chức vụ, quyền hạn tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân?
Lao động tiền lương
Có được chuyển đổi vị trí việc làm đối với cán bộ là người tố cáo hay không?
Lao động tiền lương
Có được tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cố ý trì hoãn thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cán bộ
8,607 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Tổng hợp văn bản quy định về tuyển dụng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào