Người lao động tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động ngoài giờ được trả lương như thế nào?

Cho tôi hỏi, sau giờ làm việc, công ty yêu cầu nhân viên ở lại để tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động lao động, vậy thời gian tập huấn này chúng tôi có được trả thêm tiền hay không? Câu hỏi của anh Kha (Vĩnh Long).

Đối tượng nào phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

Tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, 06 nhóm đối tượng nêu trên phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Người lao động tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động ngoài giờ được trả lương như thế nào?

Người lao động tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động ngoài giờ được trả lương như thế nào?

Thời gian tập huấn an toàn vệ sinh lao động có được trả lương không?

Tại khoản 6 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
...

Theo quy định này, thời gian người lao động tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý được tính là thời giờ làm việc có hưởng lương.

Người lao động tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động ngoài giờ được trả lương như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Lương làm thêm giờ
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo quy định nêu trên, tiền làm thêm 1 giờ của ngày làm việc bình thường bằng ít nhất 150% Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

Như vậy, thời gian người lao động đi tập huấn an toàn lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động được tính là thời giờ làm việc có trả lương.

Chính vì công ty của bạn tập huấn an toàn lao động cho người lao động ngoài giờ làm việc bình thường nên thời gian tập huấn đó được tính là thời gian làm thêm giờ.

Tiền làm thêm 1 giờ trong những ngày làm việc bình thường đó được tính bằng ít nhất 150% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách tại cơ sở phải đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Quy định an toàn lao động trong công ty về nội quy quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cần căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động để làm gì?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động trễ hạn bị phạt gì?
Lao động tiền lương
Không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động thì bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn tối đa để thực hiện khai báo thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm xây dựng quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc?
Lao động tiền lương
Có bắt buộc phải lưu giữ hồ sơ kỹ thuật của thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn vệ sinh lao động
4,071 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào