Người lao động phải làm việc xuyên suốt không nghỉ lễ trong trường hợp nào?
Người lao động phải làm việc xuyên suốt không nghỉ lễ trong trường hợp nào?
Tuy nhiên, theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt như sau:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này.
Như vậy, người lao động có thể làm việc xuyên suốt không nghỉ lễ trong trường hợp với một số công việc đặc biệt như thăm dò, khai thác dầu khí trên biển, làm việc trên biển, sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần, công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò, công việc phải thường trực 24/24 giờ… thì việc nghỉ lễ sẽ do các Bộ, ngành quản lý cụ thể quy định sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Người lao động phải làm việc xuyên suốt không nghỉ lễ trong trường hợp nào?
Người lao động có bắt buộc đi làm ngày lễ không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các ngày lễ sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong các dịp lễ, Tết nêu trên, người lao động sẽ không phải đi làm mà vẫn được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.
Vì vậy, nếu làm vào các ngày này, người lao động sẽ được tính là làm thêm giờ.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động về 03 nội dung sau:
- Thời gian làm thêm.
- Địa điểm làm thêm.
- Công việc làm thêm.
Như vậy, có thể thấy, người lao động không phải bắt buộc đi làm ngày lễ, việc đi làm vào những ngày lễ là trong điều kiện bình thường, người lao động hoàn toàn có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày lễ.
Người lao động đi làm ngày lễ được nghỉ bù vào ngày khác không?
Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ hàng tuần
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay. Chưa có quy định nào về việc người lao động đi làm ngày lễ được nghỉ bù vào ngày khác.
Trường hợp người lao động đi làm ngày vào ngày lễ thì sẽ được tính lương làm thêm giờ theo quy định.
Ép người lao động đi làm ngày lễ doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
Như đã phân tích ở mục 1, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm việc vào ngày lễ nếu người lao động đồng ý.
Nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày lễ sẽ bị xử phạt hành chính theo tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Như vậy, việc ép người lao động đi làm ngày lễ NSDLĐ sẽ bị phạt lên đến 25.000.000 đồng. Vì vậy, cần hết sức lưu ý để tránh bị phạt trong trường hợp này.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng cho cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?