Người lao động nghỉ ngang có phải bồi thường hay không?

Người lao động được xem là nghỉ ngang khi nào? Người lao động nghỉ ngang có phải bồi thường hay không?

Người lao động được xem là nghỉ ngang khi nào?

Hiện nay, theo Bộ luật Lao động 2019 thì không có quy cụ thể về nghỉ việc ngang. Tuy nhiên, ta có thể hiểu nghỉ ngang là cách gọi khác của trường hợp người lao động nghỉ trái pháp luật. Vậy khi nào người lao động nghỉ trái pháp luật?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động theo thời hạn quy định như sau:

- Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn: báo trước ít nhất 45 ngày;

- Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng - 36 tháng: báo trước ít nhất 30 ngày;

- Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng: báo trước ít nhất 03 ngày;

- Đối với ngành, nghề, công việc đặc thù: thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Do đó, khi người lao động nghỉ ngang mà không thuộc 13 trường hợp được quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019; hoặc vì một lý do nào đó mà nghỉ việc nhưng không tiến hành thông báo cho người sử dụng lao động biết trước hoặc có báo trước nhưng không đáp ứng đủ số ngày báo trước theo luật định thì sẽ thuộc những trường hợp chấm dứt hợp đồng trái luật.

Khi đó, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ bị xem là nghỉ ngang.

Người lao động nghỉ ngang có phải bồi thường hay không?

Người lao động nghỉ ngang có phải bồi thường hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động nghỉ ngang có phải bồi thường hay không?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, nghĩa vụ của người lao động được quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Không được trợ cấp thôi việc;

- Phải bồi thường cho công ty một nửa tháng tiền lương của người lao động ghi trong hợp đồng lao động và một khoản tiền bồi thường tương ứng với số tiền lương của người lao động theo hợp đồng lao động trong những ngày người lao động không thực hiện nghĩa vụ báo trước;

- Hoàn trả cho công ty chi phí đào tạo theo quy định.

Chi phí đào tạo người lao động phải hoàn trả cho công ty bao gồm các khoản công ty chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy học, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, và các chi phí hỗ trợ cho người người lao động học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động trong thời gian đi học.

Nếu người lao động được gửi đi đào tạo tại nước ngoài thì chi phí đào tạo bao gồm cả chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt của người lao động trong thời gian đào tạo.

Như vậy, người lao động nghỉ ngang mà không thực hiện việc báo trước hoặc báo trễ so với thời hạn quy định phải bồi thường cho công ty.

Số tiền bồi thường bằng một nửa tháng tiền lương của người lao động ghi trong hợp đồng lao động và một khoản tiền bồi thường tương ứng với số tiền lương của người lao động theo hợp đồng lao động trong những ngày người lao động không thực hiện nghĩa vụ báo trước.

Người lao động nghỉ ngang có được lấy sổ bảo hiểm xã hội hay không?

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả;

- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quy định trên không phân biệt việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật hay trái luật. Do đó, khi hợp đồng lao động bị chấm dứt thì người sử dụng lao động đều phải chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ này cho người lao động.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động tự ý nghỉ việc không báo trước phải bồi thường bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Công ty được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động bị ốm đau đang phải điều trị không?
Lao động tiền lương
Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn đang điều trị, điều dưỡng là gì?
Lao động tiền lương
Công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước không?
Lao động tiền lương
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp không phải báo trước có phải gửi giấy thông báo cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Trễ deadline có bị đuổi việc không? Người sử dụng lao động phải báo trước cho NLĐ mấy ngày trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang nghỉ việc riêng có vi phạm pháp luật không?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ liên tiếp 07 ngày không phép, doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?
Lao động tiền lương
Công ty có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
8,899 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào