Người lao động giao kết HĐLĐ sau khi xuất cảnh thì đăng ký hợp đồng bằng hình thức trực tuyến được không?
Người lao động giao kết HĐLĐ sau khi xuất cảnh thì đăng ký hợp đồng bằng hình thức trực tuyến được không?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh
1. Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động hợp pháp sau khi xuất cảnh được hưởng quyền quy định tại các điểm a, b, d, e, h và i khoản 1 Điều 6 của Luật này nếu đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b và i khoản 2 Điều 6 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động giao kết HĐLĐ sau khi xuất cảnh thì có thể đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam bằng hình thức trực tuyến.
Lưu ý: Người lao động đăng ký hợp đồng lao động giao kết sau khi xuất cảnh phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 37 Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Người lao động giao kết HĐLĐ sau khi xuất cảnh thì đăng ký hợp đồng bằng hình thức trực tuyến được không? (Hình từ Internet)
Người lao động đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động giao kết sau khi xuất cảnh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động và đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
1. Người lao động thực hiện việc đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; tải văn bản điện tử của hợp đồng lao động, trang hộ chiếu có thông tin cá nhân và chữ ký, giấy phép cư trú hoặc giấy tờ khác chứng minh việc cư trú hợp pháp của người lao động ở nước sở tại trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký hợp đồng trực tuyến, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời việc tiếp nhận đăng ký hợp đồng trực tuyến, đồng thời thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại. Trường hợp không chấp thuận đăng ký hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải nêu rõ lý do.
3. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc chấp thuận đăng ký hợp đồng, người lao động thực hiện đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước bằng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của Quỹ.
Theo đó, người lao động đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động giao kết sau khi xuất cảnh như sau:
- Người lao động thực hiện việc đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) theo Mẫu số 12 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP;
- Sau đó, người lao động tải văn bản điện tử của hợp đồng lao động, trang hộ chiếu có thông tin cá nhân và chữ ký, giấy phép cư trú hoặc giấy tờ khác chứng minh việc cư trú hợp pháp của người lao động ở nước sở tại trong thời gian thực hiện hợp đồng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời việc tiếp nhận đăng ký hợp đồng trực tuyến trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký hợp đồng trực tuyến. Đồng thời thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại.
Trường hợp không chấp thuận đăng ký hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải nêu rõ lý do.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có phải ký quỹ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Theo đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện ký quỹ theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?