Người lao động đình công bị coi là bất hợp pháp trong trường hợp nào theo quy định từ trước đến nay?
Người lao động đình công trong trường hợp nào được coi là hợp pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp người lao động được quyền đình công cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Theo đó, người lao động chỉ có quyền đình công trong hai trường hợp sau:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Người lao động đình công bị coi là bất hợp pháp trong trường hợp nào theo quy định từ trước đến nay? (Hình từ Interner)
Khi nào người lao động đình công bị coi là bất hợp pháp theo quy định từ trước đến nay?
Đối với quy định về trường hợp bị coi là đình công không hợp pháp thì tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 hiện hành quy định cụ thể như sau:
Trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 215 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trường hợp đình công hợp pháp như sau:
Những trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật Lao động 1994 như sau:
Điều 176.
1- Những cuộc đình công sau đây là bất hợp pháp:
a) Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động;
b) Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp;
c) Vi phạm các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này.
...
Như vậy, so với quy định của Bộ luật Lao động 1994 và Bộ luật Lao động 2012 thì Bộ luật Lao động 2019 đã sửa đổi và bổ sung quy định có 06 trường hợp đình công bị coi là bất hợp pháp.
Trong trường hợp người lao động đình công không hợp pháp thì sẽ không được bảo đảm quyền lợi. Người lao động chỉ được đảm bảo quyền lợi chính đáng khi đình công hợp pháp.
Những hành vi nào bị cấm trước, trong, sau đình công và mức xử phạt vi phạm?
Theo Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định 06 hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công. Nếu cố tình vi phạm, người lao động và người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể như sau:
STT | Hành vi bị cấm | Mức phạt vi phạm |
1 | Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc. | Phạt 01 - 02 triệu đồng (Khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
2 | Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. | Phạt 01 - 02 triệu đồng (Khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
3 | Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. | 300.000 đồng - 500.000 đồng (Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) |
4 | Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. | 05 - 10 triệu đồng (Khoản 3 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
5 | Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công. | 05 - 10 triệu đồng (Khoản 3 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
6 | Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. | Mức phạt tùy thuộc vào hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện |
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?