Người lao động có bắt buộc trực tiếp giao kết hợp đồng lao động không?
Người lao động có bắt buộc trực tiếp giao kết hợp đồng lao động không?
Căn cứ tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
…
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Theo đó, người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Tuy nhiên đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Như vậy, với trường hợp này người lao động không phải là người trực tiếp giao kết hợp đồng lao động mà có thể ủy quyền cho một người tronh nhóm để đại diện kí hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, nếu người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
Người chưa đủ 15 tuổi thì người giao kết là người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
Người lao động có bắt buộc trực tiếp giao kết hợp đồng lao động không?
Ai là người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Như vậy, có thể thấy người sử dụng lao động muốn thực hiện giao kết với người lao động thì cần thuộc các trường hợp sau đây:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trong trường hợp, phó giám đốc ký hợp đồng lao động với người lao động vẫn đúng pháp luật nếu người này được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Hình thức giao kết hợp đồng lao động gồm những loại nào?
Giao kết hợp đồng lao động không chỉ thực hiện trên văn bản mà còn thể hiện qua các hình thức khác, cụ thể tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành có các loại hình thức giao kết hợp đồng gồm: văn bản, thông qua phương tiện điện tử, lời nói.
Đối với giao kết hợp đồng bằng lời nói chỉ áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019. Việc quy định các hình thức giao kết hợp đồng lao động nhằm điều chỉnh được toàn diện, bao quát nhiều khía cạnh trong quan hệ lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?