Ngày nghỉ lễ có tính vào thời gian thử việc hay không?
Ngày nghỉ lễ có tính vào thời gian thử việc hay không?
Tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo quy định trên có thể thấy, trừ trường hợp thử việc tối đa 06 ngày làm việc ra, các trường hợp còn lại đều áp dụng thời gian thử việc tính theo ngày bình thường, tức đã bao gồm cả ngày lễ, Tết và nghỉ hằng tuần.
Điều này đồng nghĩa rằng, ngày nghỉ lễ cũng sẽ được tính vào thời gian thử việc của hầu hết người lao động.
Ngày nghỉ lễ có tính vào thời gian thử việc hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động thử việc có được hưởng lương ngày nghỉ lễ không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong dịp lễ mà không phân biệt là người lao động chính thức hay chỉ là lao động thử việc.
Cách tính lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ tết như thế nào?
Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận làm việc vào ngày nghỉ lễ thì lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ sẽ được tính căn cứ theo Điều 98 Bộ luật lao động 2019 và Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ sẽ có sự phân biệt giữa giờ làm ban ngày và giờ làm ban đêm.
Cụ thể, công thức tính lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ như sau:
(1) Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm x Số giờ làm thêm
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ = Đơn giá tiền lương SP của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương SP x Số SP làm thêm
(2) Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Ngoài ra, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết.
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian
Tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương x Số giờ làm thêm vào ban đêm
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ tết vào ban đêm = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương x Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm
Có thể thấy lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ là rất cao so với lương của ngày làm việc thông thường. Người lao động làm việc trong ngày lễ, tết lưu ý để không bị thua thiệt trong quá trình thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Lưu ý, tiền lương trên chưa tính tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?