Ngày 25 12 là lễ Giáng sinh đúng không? NLĐ theo đạo Công giáo có được về sớm vào ngày này không?
Ngày 25 12 là lễ Giáng sinh đúng không?
Lễ Giáng Sinh là ngày lễ tôn vinh sự ra đời của Chúa Giêsu, được kỷ niệm vào ngày 25 12 hàng năm. Ngày này đánh dấu sự sinh ra của Chúa Giêsu tại Bethlehem, một sự kiện quan trọng trong đạo Thiên Chúa Kitô và là nguồn cảm hứng cho lễ hội truyền thống được tổ chức trên khắp thế giới.
Trong lễ Giáng sinh, cụ thể là vào lễ chính ngày 25 12, người ta thường tham gia các lễ kính, cầu nguyện tại các nhà thờ và các nơi tôn thờ. Đây là thời điểm để mọi người tập trung vào ý nghĩa tâm linh của ngày lễ và suy tôn về sự ra đời của Chúa Giêsu - Người mang sứ mệnh cứu độ loài người.
Như vậy, ngày 25 12 là lễ Giáng sinh.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 25 12 là lễ Giáng sinh đúng không?
NLĐ theo đạo Công giáo có được về sớm vào ngày lễ Giáng sinh không?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định trường hợp lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản.
Theo đó, lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.
Đồng thời, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.
Còn trường hợp "Người lao động theo đạo Công giáo có được về sớm vào ngày lễ Giáng sinh hay không" thì hiện nay không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và công ty có thể thỏa thuận về việc về sớm vào ngày này hoặc thực hiện theo nội quy lao động của công ty.
Công ty có sự phân biệt đối xử đối với người lao động theo đạo Công giáo thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
Tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
...
Theo đó, hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động theo đạo Công giáo được xem lại hành vi phân biệt đối xử trong lao động.
Do đó, phân biệt đối xử đối với người lao động theo đạo Công giáo thì bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: mức xử phạt này chỉ áp dụng cho cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ có mức xử phạt gấp 2 lần mức xử phạt cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, công ty có sự phân biệt đối xử đối với người lao động theo đạo Công giáo thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?