Năm nay, chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm xã hội thì giải quyết ra sao?
Quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đạt 62 tuổi đối với lao động nam, và tăng thêm 4 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ.
Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được thực hiện theo bảng dưới đây:
Lưu ý:
- Độ tuổi này áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường.
- Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Năm 2024, chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm xã hội thì giải quyết ra sao? (Hình từ Internet)
Năm 2024, chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm xã hội thì giải quyết ra sao?
Khi người lao động chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đủ năm đóng bảo hiểm xã hội thì có thể lựa chọn một trong 03 cách sau:
- Bảo lưu bảo hiểm xã hội đợi đến đủ tuổi nghỉ hưu hoặc
- Lựa chọn nghỉ hưu sớm nếu đáp ứng đủ điều kiện hoặc
- Rút bảo hiểm xã hội một lần.
(1) Bảo lưu bảo hiểm xã hội đợi đến đủ tuổi nghỉ hưu
Theo Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, có 2 trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:
- Tại Điều 61 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Tại Điều 78 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 1 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động.
* Lưu ý: Việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ không ảnh hưởng đến việc hưởng lương hưu và không làm giảm tỷ lệ % lương hưu của người lao động.
(2) Nghỉ hưu trước tuổi nếu đủ điều kiện
a. Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì người lao động thuộc các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên sẽ vẫn được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người lao động có đủ 15 năm làm nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hoặc thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn. Cụ thể nam phải đủ 56 tuổi, nữ phải đủ 51 tuổi 4 tháng.
- Người lao động có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò được nghỉ hưu vào năm 2024 nếu lao động nam từ đủ 51 tuổi và nữ từ đủ 46 tuổi 4 tháng.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp.
Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân đội, công an…làm việc trong các lực lượng vũ trang được nghỉ hưu trước tuổi trong các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 đó là:
- Nam đủ 56 tuổi, nữ đủ 51 tuổi 4 tháng (trừ các trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác).
- Nam đủ 51 tuổi và nữ phải đủ 46 tuổi 4 tháng và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên.
- Người bị nhiễm HIV do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp.
b. Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm, tại năm 2024 nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
- Lao động nam đủ 56 tuổi, nữ đủ 51 tuổi 4 tháng và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.
- Lao động nam đủ 51 tuổi và nữ đủ 46 tuổi 4 tháng và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Người lao động có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Còn đối với lực lượng vũ trang (sĩ quan, hạ sĩ quan, quân đội, công an…) có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ trên 61% thì độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, khi đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau đây:
- Nam phải đủ 51 tuổi và nữ phải đủ 46 tuổi 4 tháng.
- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
* Lưu ý: Người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động sẽ bị thiệt hơn so với trường hợp nghỉ hưu đủ tuổi vì mức hưởng lương hưu thấp hơn.
(3) Rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, để được rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động phải thuộc một trong các trường hợp như: Đủ tuổi nghỉ nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội; Ra nước ngoài định cư; Mắc một số bệnh hiểm nghèo hoặc chỉ được rút sau 01 năm nghỉ việc và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động đã có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội, khi nghỉ việc mà muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần chỉ đủ điều kiện khi thuộc trường hợp ra nước ngoài định cư hoặc trường hợp bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
* Lưu ý: Việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, vì lợi ích trước mắt mà người lao động sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già.
Theo tính toán của các tổ chức quốc tế và cơ quan bảo hiểm xã hội, nếu cùng một thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Do đó, cơ quan bảo hiểm xã hội khuyến khích người lao động nên bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, chờ đến năm đủ tuổi để được hưởng lương hưu.
Thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là khi nào?
Tại khoản 3 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu
.....
3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
...
Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?