Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Tại Điều 1 Quyết định 398/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định:
Vị trí và chức năng
Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB.
Như vậy, Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước (bao gồm cục thuộc Bộ) quy định tại tiểu mục 4 Mục I ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 117/2016/NĐ-CP quy định như sau:
STT | Chức danh lãnh đạo | Hệ số |
1 | Cục trưởng thuộc Bộ | 1,00 |
2 | Phó Cục trưởng thuộc Bộ | 0,80 |
3 | Trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương | 0,60 |
4 | Phó trưởng phòng (Ban) và tổ chức tương đương | 0,40 |
Chiếu theo quy định trên, Phó Cục trưởng thuộc Bộ sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo với mức hưởng bằng 0,80 lần mức lương cơ sở.
Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2024 sẽ áp dụng mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng thay thế cho mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ được nhận mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng 0,80 lần mức lương cơ sở 2.340.000 đồng:
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo = 2.340.000 x 0,80 = 1.872.000 đồng
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Được bổ nhiệm bao nhiêu Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 398/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Cục Quản lý lao động ngoài nước có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng:
a) Phòng Đài Loan, Âu, Mỹ;
b) Phòng Hàn Quốc, Tây Á, Châu Phi;
c) Phòng Nhật Bản, Đông Nam Á;
d) Phòng Pháp chế - Tổng hợp;
đ) Phòng Thanh tra;
e) Văn phòng.
Chiếu theo quy định trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ được phép bổ nhiệm không quá 03 Phó Cục trưởng.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những quyền gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những quyền sau đây:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân file Word 2025 mới nhất là mẫu nào?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?