Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đã đóng trùng được tính như thế nào?

Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đã đóng trùng được tính như thế nào? Cách xử lý khi trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội? Câu hỏi của anh Tín (Long An).

Nguyên nhân nào dẫn đến việc đóng trùng bảo hiểm xã hội?

Căn cứ khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Về nguyên tắc, mỗi người lao động đi làm chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội. Ngay cả khi làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng lúc, người lao động cũng chỉ tiến hành chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Đóng trùng bảo hiểm xã hội là trường hợp mà người lao động trong cùng một khoảng thời gian nhưng lại có từ 2 công ty tham gia bảo hiểm xã hội dẫn tới khi người lao động xin hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đều không được giải quyết hoặc khi người lao động nghỉ việc gặp phải khó khăn trong quá trình chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Nguyên nhân đóng trùng là do người lao động khi làm việc tại nhiều đơn vị khác nhau đều được công ty tham gia đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến bị trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên dẫn đến bảo hiểm xã hội bị đóng trùng.

Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đã đóng trùng được tính như thế nào?

Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đã đóng trùng được tính như thế nào? (Hình từ Internet)

Cách xử lý khi trùng thời gian đóng bảo hiểm xã hội?

(1) Giảm trùng quá trình tham gia bảo hiểm xã hội

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bị trùng ở cả 2 công ty thì trước tiên cần đề nghị 1 trong 2 công ty đóng trùng bảo hiểm xã hội làm thủ tục giảm quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 6 Mục I Công văn 3663/BHXH – THU năm 2014 nêu rõ:

Các nguyên tắc xử lý liên quan đến gộp sổ BHXH:
6. NLĐ có quá trình tham gia BHXH trùng nhau thì phải giảm quá trình trùng tương ứng, kể cả sổ có thời gian chưa hưởng chế độ mà trùng với sổ có thời gian đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp cũng phải giảm trùng đến tháng liền kề của sổ đã hưởng trước đó, khi giảm trùng thì phải thu hồi số tiền trợ cấp BHXH đã hưởng (nếu có).

Như vậy, người lao động nộp sổ bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bị trùng cho công ty nơi đang làm việc để lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành thủ tục giảm trùng BHXH và gộp sổ bảo hiểm.

Còn đối với người lao động làm việc tự do thì nộp sổ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã hoặc đang tham gia bảo hiểm xã hội để được giải quyết.

(2) Gộp sổ có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trùng nhau

Theo quy định, một người có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi tất cả các sổ bảo hiểm xã hội, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ bảo hiểm xã hội vào sổ mới.

Theo khoản 3 mục I Công văn 3663/BHXH – THU năm 2014 quy định thực hiện gộp sổ:

I. Các nguyên tắc xử lý liên quan đến gộp sổ BHXH:
3. Đối với những sổ gộp có thời gian đóng trùng BHXH, khi gộp sổ thì giữ lại sổ có thời gian đóng trùng BHXH theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Sổ có thời gian đóng BHXH ở tỉnh thành phố khác, nếu NLĐ muốn giảm trùng quá trình này, thì yêu cầu NLĐ liên hệ BHXH tỉnh thành phố đó để giảm trùng và chốt lại sổ;
- Sổ đang hưởng chế độ hưu trí;
- Sổ đã và đang hưởng chế độ Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp;
- Sổ đã hưởng trợ cấp 1 lần nhưng còn BHXH thất nghiệp chưa hưởng;
- Sổ đã hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng còn BHXH 1 lần chưa hưởng;
- Sổ có thời gian tham gia BHXH, BHYT, BHTN với mức lương cao hơn.

Trong trường hợp người lao động cam kết không thừa nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì trình bày rõ trong bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS do công ty lập.

Tải mẫu D01-TS: Tại đây

Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đã đóng trùng được tính như thế nào?

Căn cứ tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 2 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
2. Giải thích từ ngữ
...
2.5. Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.
...

Căn cứ tiết e điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) về hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

Quản lý tiền thu
...
3. Hoàn trả
3.1. Các trường hợp hoàn trả
...
e) Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.

Theo đó, trường hợp một người có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện hoàn trả cho người lao động

Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội sẽ được tính bằng số tiền đơn vị và người lao động đã đóng thừa vào quỹ hưu trí, tử tuất và quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Số tiền hoàn trả này tính cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động, không bao gồm tiền lãi.

Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
5,568 lượt xem
Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Lao động tiền lương
NLĐ có được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động ký sau hay không?
Lao động tiền lương
Đâu là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thay đổi lịch nộp tiền BHXH từ năm 2025?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác nhận thay bảo hiểm xã hội khi về nước hay không?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm xã hội có thuộc khoản tiền ưu tiên thanh toán cho NLĐ khi công ty giải thể không?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Cách tính thời gian công tác trước năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của Chính phủ trong lĩnh vực BHXH được quy định rõ ràng trong luật mới như thế nào?
Lao động tiền lương
Số điện thoại của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long là bao nhiêu?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào