Mức hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh?
- Có hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động khi bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh không?
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị thu hồi đất được hưởng các chính sách gì?
- Mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức đối với người lao động bị thu hồi đất đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Có hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động khi bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh không?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 63/2015/QĐ-TTg quy định về việc hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
2. Người lao động bị thu hồi đất kinh doanh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ như người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Kinh phí hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được bố trí từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.
4. Người lao động bị thu hồi đất được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mức cho vay tối đa bằng tổng chi phí cần thiết mà người lao động phải đóng góp theo quy định để người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với từng thị trường lao động.
Lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Người lao động bị thu hồi đất thuộc huyện nghèo được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của chính sách hỗ trợ các huyện nghèo.
6. Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài một lần theo chính sách quy định tại Điều này.
Như vậy, căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 thì người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động bị thu hồi đất kinh doanh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ như nhau.
Mức hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh? (Hình từ Internet)
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị thu hồi đất được hưởng các chính sách gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định:
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị thu hồi đất được hưởng các chính sách sau:
- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
Mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức đối với người lao động bị thu hồi đất đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết như sau:
- Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
- Đào tạo ngoại ngữ: tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;
- Tiền ăn: mức 40.000 đồng/người/ngày;
- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về):
+ 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa Điểm đào tạo từ 15 km trở lên;
+ 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa Điểm đào tạo từ 10 km trở lên;
- Người lao động thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu.
Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm:
- Lệ phí làm hộ chiếu cấp mới 200.000 đồng/lần, cấp lại 400.000 đồng/lần (Quy định tại Thông tư 157/2015/TT- BTC đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 219/2016/TT-BTC. Hiện nay cả 2 Thông tư này hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 25/2021/TT-BTC.)
- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư 174/2011/TT-BTC được thay thế bởi Thông tư 244/2016/TT-BTC như sau:
- Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;
- Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.
Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:
Người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài gặp rủi ro được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định 144/2007/QĐ-TTg hiện tại được thay thế bởi Quyết định 40/2021/QĐ-TTg như sau:
- Hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết: 40.000.000 đồng/trường hợp.
- Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài: Mức hỗ trợ: từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/trường hợp.
- Hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác: từ 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/trường hợp.
- Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài: từ 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/trường hợp.
Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề:
- Người lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;
- Người lao động tham gia các chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nước tiếp nhận lao động được hỗ trợ chi phí đào tạo theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?