Mẫu hợp đồng hứa thưởng mới nhất có dạng như thế nào?
Theo quy định tiền thưởng là gì?
Trước đây theo Điều 103 Bộ luật Lao động 2012 (có hiệu từ ngày 01/5/2013 đến ngày 01/01/2021) quy định về tiền thưởng như sau:
Tiền thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Và tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 hiện hành quy định về thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không còn định nghĩa về tiền thưởng mà thay vào đó là quy định về thưởng.
Do trên thực tế thì ngoài thưởng bằng tiền, người sử dụng lao động có thể thưởng cho người lao động bằng các tài sản có giá trị khác như xe ô tô, xe máy, vàng,…việc quy định thưởng sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với tiền thưởng.
Từ đó có thể hiểu tiền thưởng là khoản bổ sung cho tiền lương với mục đích chính nhằm kích thích người lao động làm việc năng, xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, giúp người sử dụng lao động thu hút người tài, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mẫu hợp đồng hứa thưởng mới nhất có dạng như thế nào?
Mẫu hợp đồng hứa thưởng mới nhất có dạng như thế nào?
Hiện nay Bộ Luật lao động 2019 không có quy định cụ thể về hứa thưởng. Tuy nhiên hứa thưởng được đề cập tại Điều 570 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về hứa thưởng như sau:
Hứa thưởng
1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hiện nay pháp luật cũng không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng hứa thưởng. Tuy nhiên hợp đồng cần đảm bảo đầy đủ nội dung, tính chính xác và trung thực khi ký kết. Có thể tham khảo mẫu hợp đồng hứa thưởng mới nhất sau đây:
Mẫu hợp đồng hứa thưởng mới nhất: TẢI VỀ
Khi nào người lao động được trả thưởng khi công ty hứa thưởng?
Căn cứ theo Điều 570 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về trả thưởng như sau:
Trả thưởng
1. Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.
2. Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.
3. Trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.
4. Trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứng với phần đóng góp của mình.
Như vậy người lao động sẽ được trả thưởng khi hoàn thành công việc theo như hứa thưởng, mức thưởng và thời gian thưởng sẽ theo hợp đồng hứa thưởng và không được trái quy định pháp luật.
Tiền thưởng của người lao động có phải tính đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
…
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/09/2021 có quy định thì:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
…
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
Và quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH xác định khoản bổ sung khác được tính đóng bảo hiểm xã hội chính là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Trong khi đó, tiền thưởng được trả theo hiệu quả công việc mà người lao động đạt được. Do đó, tiền thưởng không được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?