Mẫu giấy giới thiệu công ty mới nhất hiện nay?
Mẫu giấy giới thiệu công ty mới nhất hiện nay?
Giấy giới thiệu công ty là một văn bản do một công ty, doanh nghiệp phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên, cán bộ, công nhân viên hoặc sinh viên của công ty đó cho một tổ chức khác. Giấy giới thiệu công ty thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Giới thiệu nhân viên đi công tác, thực hiện nhiệm vụ, đàm phán công việc
- Giới thiệu nhân viên tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm
- Giới thiệu nhân viên đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ
- Giới thiệu nhân viên tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện
- Giấy giới thiệu công ty có thể được viết tay hoặc đánh máy, nhưng phải được đóng dấu và chữ ký của người có thẩm quyền của công ty.
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan chưa có quy định về mẫu Giấy giới thiệu công ty, tuy nhiên khi lập Giấy giới thiệu công ty cần đảm bảo các nội dung:
- Tên cơ quan, tổ chức có nhân sự đi công tác, thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị khác.
- Tên cơ quan, người ban hành theo đúng quy định và thẩm quyền.
- Họ tên, vị trí, nhiệm vụ của nhân sự được cử đi công tác.
- Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu theo kế hoạch.
- Nội dung chi tiết kế hoạch công tác, thực tập, làm việc…
- Thời gian có hiệu lực của giấy giới thiệu.
Có thể tham khảo mẫu Giấy giới thiệu công ty dưới đây:
Tải mẫu giấy Giới thiệu công ty: Tại đây.
Mẫu giấy giới thiệu công ty mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Người lao động có được từ chối đi công tác không?
Căn cứ Điều 28 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
...
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
Căn cứ theo quy định trên sẽ có hai trường hợp xảy ra khi công ty điều người lao động đi công tác:
- Địa điểm công tác có thỏa thuận trong hợp đồng
Nếu người lao động và công ty đã có thỏa thuận trước về việc đi công tác cũng như ở địa điểm trong hợp đồng. Lúc này việc công ty điều chuyển người lao động đi công tác theo như thỏa thuận trong hợp đồng lao động là đúng pháp luật và người lao động cần thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Người lao động từ chối trong trường hợp này có thể bị xử lý theo quy định pháp luật, theo thỏa thuận cũng như quy chế công ty.
- Địa điểm công tác không đúng địa điểm làm việc có thỏa thuận trong hợp đồng
Nếu việc công ty chuyển người lao động đi công tác xa tại nơi mà không phải địa điểm làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động, đồng thời cũng không có thỏa thuận về việc đi công tác xa theo phân công trong hợp đồng lao động thì điều chuyển của công ty thì được xem là thay đổi địa điểm làm việc của người lao động.
Lúc này, công ty người lao động đi công tác xa cần phải thỏa thuận và có sự đồng ý người lao động.
Như vậy, người lao động trong trường hợp này có quyền từ chối yêu cầu đi công tác xa mà công ty đưa ra.
Công ty không được yêu cầu lao động nữ đi công tác xa trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
...
Theo quy định trên thì công ty không được yêu cầu lao động nữ đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?