Mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới nhất năm 2024?

Cho tôi hỏi mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở hiện nay là mẫu nảo? Câu hỏi từ chị Phương (Hải Dương).

Mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới nhất năm 2024?

Biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở là biên bản được lập ra nhằm ghi lại nội dung, diễn biến cuộc họp gồm các nội dung chính sau:

- Ghi lại nội dung, trình tự diễn ra cuộc họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

- Ghi lại thành phần tham dự cuộc họp.

- Địa điểm, thời gian diễn ra cuộc họp.

- Nội dung thảo luận

- Những ý kiến đóng góp của các thành viên tham gia.

- Biểu quyết của các thành viên ban chấp hành đối với các vấn đề được nêu ra.

- Kết luận của chủ trì.

Hiện nay Luật Công đoàn 2012 cùng các văn bản liên quan không quy định về mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, việc lập biên bản phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chính nêu trên. Tham khảo mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở hàng tháng sau:

Tải mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở hàng tháng: Tại đây

Mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới nhất năm 2023?

Mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Ban chấp hành công đoàn họp bao lâu một lần?

Căn cứ Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Ban chấp hành công đoàn các cấp
1. Ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra.
a. Ban chấp hành công đoàn cấp dưới phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
b. Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên được quyền chỉ định ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn cấp dưới, chỉ định ban chấp hành lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.
2. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
3. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó quyết định và không vượt số lượng theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành so với số lượng đã được đại hội biểu quyết thông qua hoặc vượt quá số lượng theo quy định của Tổng Liên đoàn, phải làm văn bản xin ý kiến và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp trước khi tiến hành, nhưng không vượt quá 10%; trường hợp tăng số lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định, nhưng không vượt quá 5%.
4. Khi khuyết ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào, ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu bổ sung hoặc do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định, số lượng bổ sung trong nhiệm kỳ đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần hai (1/2), đối với công đoàn cơ sở không vượt quá hai phần ba (2/3) số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định. Trường hợp cần bổ sung vượt quá quy định trên, phải được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
5. Ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp khi nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác; ủy viên ban chấp hành là cán bộ công đoàn chuyên trách khi không còn là chuyên trách công đoàn, thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn cấp đó và công đoàn cấp trên (nếu có), kể từ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, thôi chuyên trách công đoàn ghi trong quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
6. Ủy viên ban chấp hành công đoàn xin thôi tham gia ban chấp hành không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5, Điều này phải làm đơn và gửi ban chấp hành công đoàn cùng cấp xem xét, thống nhất và đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, quyết định, ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
g. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
h. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
i. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
7. Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.

Theo đó, ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.

Cơ cấu ban chấp hành công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 28/HD-TLĐ năm 2021 nêu cơ cấu ban chấp hành công đoàn cơ sở như sau:

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở cần có số lượng hợp lý, cơ cấu đảm bảo nhu cầu, tính đại diện của đoàn viên theo khu vực, đơn vị, bộ phận sản xuất...

Đối với công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, ưu tiên cơ cấu tổ trưởng công đoàn, đảm bảo tỷ lệ từ 50% trở lên so với tổng số ủy viên ban chấp hành.

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở đương nhiệm có trách nhiệm dự kiến cơ cấu nhân sự ban chấp hành khóa mới trên cơ sở số lượng ủy viên ban chấp hành đã được công đoàn cấp trên phê duyệt, phân bổ đến tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên (nếu có), để làm căn cứ lấy ý kiến đoàn viên giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành khóa mới trình đại hội quyết định.

- Căn cứ kết quả giới thiệu nhân sự, ban chấp hành khóa đương nhiệm lựa chọn những người đạt tỷ lệ giới thiệu cao, làm cơ sở trình ra đại hội để tổ chức bầu cử.

Ban chấp hành công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ bao lâu một lần?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới nhất năm 2024?
Lao động tiền lương
Có được ứng cử vào ban chấp hành công đoàn nếu đoàn viên không là đại biểu chính thức dự đại hội không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ban chấp hành công đoàn
26,373 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban chấp hành công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào