Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ bao lâu một lần?
Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ khoản 8 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
...
8. Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.
Theo đó, ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; ngoài ra có thể họp đột xuất khi cần.
Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
...
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
g. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
h. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
i. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
...
Theo đó, ban chấp hành công đoàn các cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Ban chấp hành công đoàn các cấp đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
- Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
- Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
- Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
- Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
- Bên cạnh đó, còn quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
Mẫu biên bản họp ban chấp hành công đoàn cơ sở lập như thế nào?
Biên bản họp ban chấp hành công đoàn cơ sở là biên bản được lập ra nhằm ghi lại nội dung, diễn biến cuộc họp ban chấp hành công đoàn cơ sở, gồm các nội dung chính sau đây:
- Ghi lại nội dung, trình tự diễn ra cuộc họp ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Ghi lại thành phần tham dự cuộc họp.
- Địa điểm, thời gian diễn ra cuộc họp.
- Nội dung thảo luận
- Những ý kiến đóng góp của các thành viên tham gia.
- Biểu quyết của các thành viên ban chấp hành đối với các vấn đề được nêu ra.
- Kết luận của chủ trì.
Hiện nay Luật Công đoàn 2012 cùng các văn bản liên quan không quy định về mẫu biên bản họp ban chấp hành công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, việc lập biên bản phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chính nêu trên. Tham khảo mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở sau đây:
Tải mẫu biên bản họp Ban chấp hành công đoàn cơ sở: Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?